Top 10 Mẫu Đồng Phục Bảo Hộ Lao Động Đẹp, Bền, Rẻ
Ngoài việc đảm bảo an toàn, đồng phục bảo hộ lao động cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và đồng nhất cho công ty. Đồng phục bảo hộ thường được thiết kế với màu sắc, kiểu dáng và logo phù hợp với yêu cầu của ngành nghề và thương hiệu. Điều này tạo nên sự nhận diện dễ dàng, gắn kết đồng đội và tăng cường lòng tin của khách hàng.
Ủy ban Tiêu chuẩn Lao động Mỹ (OSHA) thiết lập các tiêu chuẩn về đồng phục bảo hộ lao động cho nhiều ngành nghề. Các tiêu chuẩn này dựa trên nghiên cứu khoa học về vật liệu, thiết kế và hiệu quả của đồng phục bảo hộ trong việc ngăn ngừa thương tích. Ví dụ, tiêu chuẩn OSHA 29 CFR 1910.132 yêu cầu găng tay chống hóa chất được làm từ vật liệu phù hợp để tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm cụ thể.
Với sự tiến bộ trong công nghệ và vật liệu, đồng phục bảo hộ lao động ngày càng được cải tiến để đáp ứng tốt hơn nhu cầu và sự thoải mái cho người sử dụng. Nền tảng công nghệ cũng đã đóng góp vào việc phát triển các sản phẩm đồng phục bảo hộ thông minh, như áo chống cháy, găng tay cảm ứng màn hình hay giày bảo hộ chống đinh. Các tính năng như chống thấm nước, chống tĩnh điện, hay hệ thống thông gió cũng được tích hợp để cải thiện sự thoải mái và hiệu quả của đồng phục.
Vậy, nên chọn chất vải gì, kiểu dáng ra sao, mẫu mã như thế nào để đáp ứng được những tiêu chí về độ an toàn – tiện dụng – thẩm mỹ? DONY sẽ tổng hợp những mẫu đồng phục bảo hộ bền đẹp bạn có thể tham khảo.
Đồng phục bảo hộ lao động phối màu có khóa kéo
Đồng phục bảo hộ lao động tay dài phối màu có khóa kéo là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của nhiều công ty, doanh nghiệp. Đây là kiểu dáng bảo hộ phổ thông với chất vải dày dặn, phù hợp nhiều ngành nghề và có thể sử dụng quanh năm.
- Chất vải: cotton, kaki hoặc polyester.
- Công dụng: có khả năng chống bám bụi, chống nóng, chống tia UV, chống nước, cháy chậm, thấm hút mồ hôi tốt.
- Kiểu dáng: áo tay dài, cổ đứng, có khóa kéo; quần form đứng.
Đồng phục bảo hộ lao động họa tiết rằn ri
Họa tiết rằn ri được xem là một trong những họa tiết “bất hủ” trong thời trang bảo hộ lao động. Bởi chúng đảm bảo được tính thẩm mỹ, độ sạch sẽ và rất phù hợp với môi trường làm việc ngoài trời.
- Chất vải: kaki hoặc polyester.
- Công dụng: có khả năng chống nóng, chống tia UV, thấm hút mồ hôi tốt và bảo vệ cơ thể hiệu quả nhờ chất vải dày dặn.
- Kiểu dáng: áo tay dài, cổ đứng phối cúc; quần form đứng.
Đồng phục bảo hộ lao động đơn màu tay bo
Những mẫu bảo hộ lao động một màu cũng được nhiều đơn vị lựa chọn. Cách sử dụng màu sắc đơn giản sẽ tôn lên những chi tiết đặc biệt của bộ đồ như: bo chun, túi áo, logo thương hiệu. Bạn có thể chọn các gam màu tối như xanh rêu, xanh than, tím than, đen, nâu, xám,… để phù hợp với đặc tính công việc.
- Chất vải: cotton, kaki hoặc polyester.
- Công dụng: chống nóng, chống mài mòn, thấm hút mồ hôi tốt.
- Kiểu dáng: áo tay dài có bo, cổ đứng phối cúc; quần tây form đứng có túi.
Đồng phục bảo hộ lao động chống mòn phản quang
Với những ngành nghề hoạt động ở môi trường thiếu sáng hoặc làm việc vào buổi tối thì các mẫu bảo hộ lao động có phản quang là lựa chọn tối ưu. Thông thường, những bộ đồng phục này có gam màu sáng như cam, xanh dương, xám trắng để tạo sự nổi bật cho người mặc.
- Chất vải: cotton hoặc polyester.
- Công dụng: chống mòn, chống bụi, thấm hút mồ hôi tốt và phản quang.
- Kiểu dáng: áo tay dài, cổ đứng phối khóa kéo; quần tây form đứng.
Đồng phục bảo hộ lao động tay ngắn chống vết bẩn
Nhằm đem lại sự thoải mái cho người lao động vào mùa hè, nhiều công ty, doanh nghiệp đã chọn những mẫu đồng phục bảo hộ ngắn tay với chất vải mỏng, thoáng mát hơn. Cách phối màu cũng nhẹ nhàng đủ tạo điểm nhấn, tránh sự lòe loẹt làm chói mắt người nhìn.
- Chất vải: cotton.
- Công dụng: thấm hút mồ hôi, chịu nhiệt, chống vết bẩn tốt.
- Kiểu dáng: áo tay ngắn, cổ đứng phối cúc; quần tây form đứng.
Đồng phục bảo hộ lao động liền thân
Đồng phục bảo hộ liền thân tuy được sử dụng rất phổ biến tại nhiều quốc gia nhưng vài năm trở lại đây mới du nhập và được ưa chuộng tại Việt Nam. Với chất liệu dày dặn, đường may chuẩn, bo chun nhẹ nhàng, bộ đồng phục này vừa đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn lao động vừa đảm bảo tính thời trang.
- Chất vải: cotton hoặc kaki.
- Công dụng: bảo vệ kín cơ thể, thấm hút mồ hôi nhanh, chống bám bụi, cháy chậm, chống nóng, chống tia UV, chống nước.
- Kiểu dáng: bộ bảo hộ áo tay dài liền quần có lưng thun may hai bên sườn, phù hợp với mọi vóc dáng.
Đồng phục gile bảo hộ lao động
Có thiết kế với mục đích phản quang trong điều kiện làm việc thiếu ánh sáng, đồng phục áo gile là một sản phẩm không thể thiếu của nhiều doanh nghiệp ngành giao thông, xây dựng, khai thác khoáng sản,… Áo được thiết kế dây kéo tiện lợi và chắc chắn, màu sắc thường dùng là xanh nõn chuối, cam hoặc đỏ để tạo hiệu ứng tốt nhất cho phản quang.
- Chất vải: cotton hoặc kaki.
- Công dụng: phản quang, chống bám bụi, cháy chậm, chống nước, thấm hút mồ hôi tốt.
- Kiểu dáng: gile cộc tay có khóa kéo.
Đồng phục quần yếm bảo hộ lao động
Quần yếm bảo hộ là một kiểu dáng đồng phục thời trang và hiện đại, rất phù hợp với nhân viên sửa chữa, chuyên viên kỹ thuật, điều hành sản xuất, công nhân khối nhà xưởng,… Có thiết kế dạng quần liền dải yếm trẻ trung phối túi lớn, mẫu đồng phục bảo hộ này vừa đảm bảo được công năng sử dụng vừa đem lại sự thoải mái cho người dùng.
- Chất vải: kaki.
- Công dụng: thấm hút tốt, đựng nhiều đồ và đảm bảo sự thoải mái, thoáng mát khi mặc.
- Kiểu dáng: quần yếm gồm 4 túi xéo may dọc 2 bên sườn, 1 túi có dây kéo ở trước bụng và 2 túi hậu.
Đồng phục bảo hộ lao động chống bụi, chống tĩnh điện
Ở môi trường làm việc sạch sẽ như ngành y tế, quang học, hàng không, sản xuất công nghệ cao, ngành năng lượng, mỹ phẩm,… thì đồ bảo hộ lao động chống bụi, chống tĩnh điện là rất cần thiết. Đồng phục lao động cho những nhóm ngành này có yêu cầu rất cao về chất liệu vải và chất lượng đường may. Màu sắc chủ đạo của sản phẩm thường là trắng, xanh, hồng, đen.
- Chất vải: sợi carbon và polyester.
- Công dụng: bảo vệ da của công nhân, bảo vệ chất lượng sản phẩm và không gây ảnh hưởng đến quy trình sản xuất chung.
- Kiểu dáng: áo tay dài có mũ phối khóa kéo, quần dáng đứng; áo và quần đều có bo ở cổ tay và cổ chân.
Đồng phục áo khoác bảo hộ lao động vào mùa đông
Áo khoác bảo hộ lao động mùa đông không những có khả năng chống bụi bẩn, chống nước và giữ ấm hiệu quả mà còn được thiết kế với chất liệu vải mềm nhẹ, đem lại sự tiện lợi và thoải mái nhất cho người dùng. Mẫu áo này thường không có quá nhiều chi tiết, màu sắc trung tính để đảm bảo độ sạch sẽ và phù hợp với môi trường làm việc.
- Chất vải: polyester phối nỉ hoặc trần bông.
- Công dụng: giữ ẩm, cháy chậm, chống thấm, chống bụi.
- Kiểu dáng: áo khoác ấm phối dây kéo, có mũ tháo rời.
Lưu ý khi đặt may đồng phục bảo hộ lao động chất lượng
Mỗi ngành nghề, mỗi môi trường làm việc sẽ có những tiêu chuẩn may mặc đồ bảo hộ riêng. Nên để đặt may đồng phục bảo hộ lao động chất lượng, đảm bảo những tiêu chí về công dụng và thẩm mỹ thì bạn cần lưu ý 4 điểm sau:
- Chọn chất liệu vải chất lượng, phù hợp với đặc thù công việc: Cần đảm bảo độ thấm hút, độ bền, độ co giãn của chất vải.
- Chọn màu sắc hợp lý: Nên chọn màu sắc theo đặc trưng ngành nghề, theo màu sắc thương hiệu hoặc theo đặc thù ngành.
- Chọn loại trang phục, kiểu dáng, mẫu mã phù hợp với môi trường làm việc: Không cần quá kiểu cách, đồng phục bảo hộ cần dễ mặc, dễ hoạt động, bảo vệ cơ thể tốt và có thể đựng được một số công dụ, dụng cụ cần thiết khi làm việc (nếu có).
- Chọn đơn vị may chuyên nghiệp: Đơn vị may chuyên nghiệp sẽ có sự tư vấn tận tâm, hỗ trợ thiết kế kỹ càng, chọn vải chất lượng, đảm bảo sản phẩm bền đẹp – đúng form – đúng size.
Một số câu hỏi liên quan đến chủ đề đồng phục bảo hộ lao động
1. Các loại đồng phục bảo hộ lao động khác nhau cho các ngành nghề là gì?
Đồng phục bảo hộ lao động có nhiều loại khác nhau phù hợp với 4 ngành nghề cụ thể:
- Xây dựng: Áo ghi lê phản quang, quần yếm chống cháy, mũ bảo hiểm, ủng mũi thép.
- Sản xuất: Quần yếm dành riêng cho máy móc, găng tay chống cắt, kính bảo hộ.
- Y tế: Áo blouse, áo khoác phòng thí nghiệm, găng tay y tế, giày chống trượt.
- Dịch vụ ăn uống: Tạp dề, giày chống trượt, lưới tóc, găng tay chống cắt (cho một số trường hợp).
2. Những tính năng an toàn nào trong đồng phục bảo hộ lao động?
Tính năng an toàn phụ thuộc vào môi trường làm việc:
- Tính năng chống cháy: Cực kỳ quan trọng cho các ngành nghề có nguy cơ hỏa hoạn (ví dụ: hàn).
- Độ phản quang cao: Cần thiết cho công nhân làm việc trong điều kiện thiếu sáng hoặc gần giao thông.
- Khả năng chống thủng: Quan trọng cho các ngành nghề liên quan đến vật sắc nhọn (ví dụ: xây dựng).
- Khả năng chống hóa chất: Cần thiết cho công nhân xử lý vật liệu nguy hiểm.
3. Có quy định nào về đồng phục bảo hộ lao động không?
Có, người sử dụng lao động phải tuân thủ quy chuẩn bảo hộ lao động quốc gia. Các quy định này xác định loại, chất lượng và tính năng an toàn cần thiết cho đồng phục bảo hộ lao động trong các ngành công nghiệp khác nhau.
Để biết thêm chi tiết, xem ngay bài viết chia sẻ hướng dẫn cách chọn đồng phục bảo hộ chính xác, an toàn, phù hợp nhất với các ngành nghề.
4. Có nên thay thế đồng phục bảo hộ lao động bao lâu một lần?
Tần suất thay thế phụ thuộc vào mức độ hao mòn, giặt thường xuyên và tuân thủ các quy định an toàn. Thông thường, đồng phục bảo hộ lao động cần được thay thế sau mỗi lần sử dụng.
Trên đây là những chia sẻ của DONY về những mẫu đồng phục bảo hộ lao động đẹp cũng như những lưu ý khi đặt may. Hy vọng bài viết này sẽ có ích. Mọi thắc mắc về dịch vụ may đồng phục bảo hộ lao động, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 0938 842 123 (Ms Mỹ Linh) để được tư vấn và báo giá nhanh chóng!