Kinh Nghiệm Livestream Bán Quần Áo Hiệu Quả Cho Shop Online
Livestream bán quần áo là một phương pháp tiếp thị trực tuyến hiện đại, trong đó người bán sử dụng video trực tiếp để giới thiệu và bán sản phẩm quần áo cho khách hàng thông qua các nền tảng mạng xã hội hoặc thương mại điện tử. Phương pháp này cho phép tương tác trực tiếp giữa người bán và người mua, tạo ra trải nghiệm mua sắm sinh động và hấp dẫn.
Trong thời đại số hóa ngày nay, livestream đã trở thành một công cụ không thể thiếu đối với các shop quần áo online. Nó mang lại cơ hội tiếp cận khách hàng một cách đơn giản và hiệu quả, vượt trội hơn nhiều phương pháp bán hàng truyền thống. Tuy nhiên, để tổ chức một buổi livestream bán quần áo thành công đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Bài viết này sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quý báu giúp các chủ shop online nâng cao hiệu quả livestream, từ đó tăng doanh thu và xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng.
Chuẩn Bị Công Cụ, Thiết Bị Livestream Bán Quần Áo
Việc livestream sẽ không thực hiện được hoặc thực hiện không thuận lợi nếu thiếu đi các công cụ, thiết bị hỗ trợ. Cụ thể là:
Điện thoại thông minh
- Điện thoại thông minh livestream cần có camera rõ nét để khách hàng quan sát các mẫu quần áo rõ ràng hơn.
- Pin điện thoại cần được sạc đầy, tránh trường hợp đang livestream thì hết pin, yếu pin làm ảnh hưởng doanh thu của shop và trải nghiệm của khách
Mạng kết nối
Cần đảm bảo mạng kết nối ổn định để tăng hiệu quả trong quá trình livestream. Nếu mạng gặp các vấn đề treo, giật… thì buổi livestream đã thất bại đến 50%.
Chân đế cố định
- Chiếc chân đế cố định sẽ giúp điện thoại không bị rung lắc trong quá trình livestream quần áo, giúp thông tin sản phẩm truyền tải đến khách xem hiệu quả hơn.
- Trường hợp mặc thử mẫu quần áo cho khách xem, chân đế cố định cũng giúp cho người live thuận tiện làm việc hơn.
Ánh sáng và âm thanh
Ánh sáng cần được bố trí đầy đủ trong quá trình livestream bán quần áo để khách hàng có thể quan sát kiểu dáng, màu sắc sản phẩm.
Tránh livestream ở không gian quá ồn ào. Tốt nhất nên chọn các phòng riêng để livestream. Có thể thêm một chút âm nhạc trong phòng để buổi livestream sống động hơn, tuy nhiên tránh mở nhạc quá to gây khó chịu cho khách.
Phông nền
Để tạo ấn tượng với khách xem livestream, phông nền sạch sẽ, gọn gàng cũng rất quan trọng. Nếu đầu tư hơn, hãy thiết kế tên shop, logo shop hay các nội dung bắt mắt ở phông nền để tạo hứng thú với khách.
Phần mềm livestream bán hàng
Hiện nay có rất nhiều phần mềm livestream bán hàng để bạn lựa chọn (Sapo Go, TPos, OCM…). Các phần mềm này sẽ hỗ trợ bạn in hóa đơn tự động, lọc bình luận, sàng lọc thông tin khách hàng… Từ đó giúp quá trình livestream, chốt đơn diễn ra thuận lợi hơn.
Kịch Bản Livestream Bán Quần Áo
Đừng nghĩ rằng việc livestream bán hàng chỉ là ngẫu hứng, các shop quần áo online thu hút triệu view xem livestream đều có kịch bản livestream cả đấy.
Dưới đây là một vài lưu ý khi lên kịch bản livestream quần áo:
- Kịch bản được lên cần đảm bảo thu hút, giữ chân khách hàng lâu nhất có thể.
- Cung cấp đầy đủ và rõ ràng thông tin về từng mẫu quần áo cho khách.
- Lưu ý đến việc thiết kế các cú pháp để khách hàng dễ chốt đơn. Nên đi nhắc lại xuyên suốt quá trình livestream.
- Tránh đưa thông tin so sánh sản phẩm của shop với sản phẩm của đơn vị khác khi lên kịch bản, bởi điều này thể hiện sự không chuyên nghiệp của người livestream. Chỉ nên chú trọng khai thác các ưu điểm, nét đặc sắc của mẫu quần áo shop đang cung cấp.
Thông Báo Thời Gian Livestream Trước Cho Khách
Thông báo về thời gian diễn ra livestream bán quần áo là cách giúp shop online có thể tăng lượt tiếp cận và thu hút cả các khách hàng cũ, khách hàng trung thành.
Cần chọn thời điểm thích hợp để livestream để tiếp cận được nhiều người xem nhất. Dưới đây là một số khung giờ “vàng”:
- 7 – 9h sáng: thời điểm chuẩn bị bắt đầu ngày mới và rất nhiều người có thói quen lướt news feed.
- 11 – 12h trưa: thời gian nghỉ trưa nên lượng người dùng trên mạng xã hội, các trang TMĐT tăng đột biến.
- 19 – 21h tối: thời điểm cuối ngày, nhu cầu giải trí tăng nên lượng người truy cập vào facebook, tiktok, các trang TMĐT cũng tăng.
Nên cân nhắc thời lượng của mỗi livestream bán quần áo (tốt nhất từ 45 – 60 phút).
Kỹ Năng Của Người Livestream Bán Quần Áo
Góp phần làm nên sức hút, số lượng đơn chốt trong một buổi livestream quần áo là kỹ năng của người livestream. Shop online có thể tự livestream hoặc là thuê người bên ngoài livestream. Nhưng chung quy lại, livestream bán quần áo cần có được các kỹ năng sau:
- Nắm được kịch bản livestream quần áo.
- Biết cách phối giày dép, phụ kiện phù hợp với mẫu quần áo đang livestream để khách mua dễ dàng mường tượng ra sản phẩm.
- Xoay trái, xoay phải, xoay đằng sau để khách quan sát tổng thể sản phẩm. Đồng thời cần xoay các góc một cách từ tốn, tránh hấp tấp để khách có thời gian nhìn ngắm.
- Duy trì thái độ thân thiện, tích cực và trò chuyện dí dỏm với khách.
- Khuyến khích khách mua hàng để lại thông tin theo đúng cú pháp.
Trên đây là những chia sẻ của DONY về Kinh Nghiệm Livestream Bán Quần Áo Hiệu Quả Cho Shop Online. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.
Trường hợp cần tìm nguồn hàng quần áo hợp thị hiếu, chất lượng, giá tốt hoặc muốn đặt may mẫu theo ý tưởng – hãy liên hệ với Xưởng May DONY chúng tôi qua hotline 0906 718 123 (Mr Hồ Long) – 0938 842 123 (Ms Mỹ Linh). Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành may mặc, chuyên gia công hàng thời trang cho các shop thời trang và xuất khẩu – DONY tự tin mang đến cho bạn các mẫu quần áo ấn tượng về kiểu dáng, chất liệu và giá cả.
Các câu hỏi liên quan
Livestream bán quần áo có thực sự hiệu quả hơn các phương pháp bán hàng truyền thống không?
Theo nghiên cứu của McKinsey, livestream e-commerce có tỷ lệ chuyển đổi cao gấp 10 lần so với thương mại điện tử truyền thống. Cụ thể, tỷ lệ chuyển đổi của livestream có thể đạt 30%, trong khi thương mại điện tử thông thường chỉ đạt khoảng 3%.
Có cần đầu tư nhiều vào thiết bị để livestream bán quần áo hiệu quả không?
Không nhất thiết phải đầu tư quá nhiều. Một bộ thiết bị cơ bản gồm smartphone chất lượng tốt (khoảng 10-15 triệu đồng), đèn ring light (1-2 triệu đồng) và micro cài áo (500 nghìn – 1 triệu đồng) là đủ để bắt đầu. Tổng đầu tư ban đầu khoảng 15-20 triệu đồng là có thể tạo ra các buổi livestream chất lượng.
Nên chọn nền tảng nào để livestream bán quần áo?
Các nền tảng phổ biến nhất hiện nay là Facebook, TikTok và Shopee. Theo thống kê, Facebook vẫn chiếm ưu thế với 78% người dùng thường xuyên xem livestream mua sắm, TikTok đạt 65% và Shopee là 55%. Tuy nhiên, việc lựa chọn nền tảng cụ thể còn phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu của shop.
Làm thế nào để tăng lượng người xem livestream?
Để tăng lượng người xem, cần áp dụng chiến lược đa kênh. Thông báo lịch livestream trên tất cả các kênh mạng xã hội của shop ít nhất 24-48 giờ trước. Sử dụng tính năng nhắc nhở của Facebook và tạo sự kiện trên các nền tảng khác. Nghiên cứu cho thấy việc gửi thông báo trước có thể tăng lượng người xem lên đến 35%.
Thời lượng lý tưởng cho một buổi livestream bán quần áo là bao lâu?
Thời lượng tối ưu thường dao động từ 45-90 phút. Theo khảo sát, 65% người xem có xu hướng rời đi sau 60 phút. Vì vậy, nên tập trung nội dung quan trọng nhất trong 45 phút đầu tiên và duy trì tương tác cao trong suốt thời gian này.