Hướng dẫn cách may váy suông có tay chi tiết nhất
Một trong những mẫu đồng công sở đẹp được chị em vô cùng ưa thích hiện nay chính là váy suông. Với tính ứng dụng cao, có thể mặc trong nhiều hoàn cảnh khác nhau cùng nét đẹp dịu dàng, đằm thắm mà váy suông ngày càng trở nên phổ biến. Và, bạn có biết, cách may váy suông có tay cũng khá đơn giản và dễ dàng nữa!
Sẽ thật tuyệt nếu có thể tự may cho mình những mẫu váy đồng phục công sở mà mình yêu thích. Nếu bạn là một người yêu thích những chiếc váy suông xinh xinh thì bài viết này thật không thể bỏ qua. Không quá cầu kỳ và phức tạp, bài viết sẽ hướng dẫn một cách chi tiết từ A đến Z cách may một chiếc váy đồng phục công sở có tay vừa nhanh, đẹp lại hợp thời trang.
Một số khái niệm khi cắt may váy suông
Trước khi bắt đầu vào việc cắt may cho chiếc váy, bạn cần nắm rõ một số khái niệm như:
- Vòng cổ: số đo quanh chân cổ
- Đài váy: số đo từ chân cổ xuống đến hết vạt dưới của váy.
- Ngang vai: độ rộng từ bả vai bên này sang bả vai bên kia
- Hạ eo: chiều dài từ chân cổ xuống đến ngang eo
- Vòng ngực: Số đo phần nở nhất của ngực
- Vòng eo: Số đo phần nhỏ nhất của eo
- Vòng mông: Số đo phần nở nhất của mông.
Cách may váy suông có tay
Sau khi đã có được những số đo chính xác của cơ thể, cùng bắt tay vào may váy thôi nào!
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị đủ những dụng cụ cần thiết như: vải may váy, kéo, thước dây, thước đo, máy may, phấn vẽ, chỉ khâu hợp với màu vải, khoá giọt lệ. Đặc biệt, bạn nên lưu ý đên việc lựa chọn những loại vải may đồng phục phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Bước 1: Vẽ thân váy
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để tạo ra được một chiếc váy suông vừa vặn, hợp ý.
Để tạo ra được một chiếc váy hoàn chỉnh, cần có sự kết hợp giữa thân trước và thân sau. Cách vẽ thân trước và thân sau cũng không hoàn toàn giống nhau:
Cách vẽ thân trước
Gấp vải mặt phải vào trong, mặt trái ra ngoài dọc theo biên với phần vải gấp đôi quay về hướng người cắt. Các thông số vẽ đều được tính theo công thức nhất định:
- Dài áo la số đo đo từ đầu vai dến chiều dài mong muốn, bạn có thể lấy tùy ý theo nhu cầu sử dụng của bản thân
- Hạ ngực = 1/5 phần ngực +1,5cm, hạ xuôi vai thân trước là 4cm,
- Hạ eo = số đo hạ ngực thêm 15 đến 17cm
- Hạ mông = số đo từ đốt sống trên gáy đến phần đỉnh mông, tuỳ theo chiều dài cơ thể mỗi người
- Ngang cổ cơ bản = 7cm
- Sâu cổ tùy theo sở thích cá nhân, có thể sâu khoảng từ 12 đến 18cm
- Ngang vai = 1/2 vai
- Ngang ngực = 1/4 ngực +1,5cm
- Ngang eo = 1/4 eo +2cm
- Ngang mông = 1/4 mông +2cm,
- Ngang gấu váy = 1/4 mông cộng thêm khoảng 3cm đến 4cm
- Nối điểm ngang cổ cơ bản với hạ xuôi vai ta được đường cầu vai. Để lái cầu vai chính, bạn lùi từ điểm ngang cổ cơ bản vào 4cm.
- Cuối cùng, bạn chỉ cần nối các đầu điểm để được đường cong cổ và cong nách.
Cách vẽ thân sau
Về cơ bản thì thân sau khá giống thân trước. Tuy nhiên, cần lưu ý một số số đo:
- Phần vai của thân sâu cần phải rộng lên khoảng 1,5cm so với thân trước
- Số đo ngang ngực, ngang eo, ngang mông và ngang gấu thân sau cũng có công thức khác so với thân trước:
- Ngang ngực thân sau= 1/4 ngực +1cm, ngang eo thân sau = 1/4 eo +1cm, ngang mông thân sau= 1/4 mông +1cm, ngang gấu thân sau = 1/3 Mông +3cm.
- Đường cong nách thân bằng đường cong nách thân trước thêm 1cm
- Sâu cổ sau chỉ lấy 3cm
- Cầu vai của thân sau khá giống cầu vai của thân trước, tuy nhiên lấy cao hơn một chút.
Cách vẽ tay áo
Với váy suông không có tay, bạn chỉ cần vẽ xong phần thân áo là có thể bắt đầu may tay áo, nhưng để có được tính ứng dụng cao hơn, bạn nên thêm phần tay áo. Đặc biệt với những cô nàng công sở yêu thích sự chỉn chu và chín chắn thì phần tay áo là không thể thiếu. Bạn có thể vẽ tay áo theo công thức:
- Dài tay = AE= số đo mà bạn mong muốn
- Sâu đầu tay AA1 khoảng từ 11cm đến 13cm (thường sâu tay người lớn sẽ là 13cm, tuy nhiên với những bạn có bắp tay nhỏ hay dáng người hơi gầy một chút nên hạ sâu tay xuống thấp hơn)
- ED= 1/2 bắp tay +1cm,
- Gấu váy các bạn chừa đường may 2cm
- Đường chéo AC bằng trung bình cộng của vòng nách thân trước và vòng nách thân sau trừ đi 0.5cm.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự do sáng tạo phần tay váy theo phong cách mong muốn.
Lưu ý: Phần hai đường tròn lồng nhau trên hình là ký hiệu của vải gập đôi.
Công thức trên được sử dụng cho việc may váy suông bằng vải không co giãn. Nếu bạn may từ vải có tính co giãn, nên trừ đi trong mỗi công thức 1cm.
Bước 2: Cắt vải
Sau khi đã có bản vẽ của váy trên vải, tiến hành cắt vải:
Bạn chỉ cần cắt theo những đường vẽ trước đó. Tuy nhiên, cần cắt chừa đường may để khi may xong váy không bị nhỏ, chật hơn so với cơ thể:
- Với vòng cổ, vòng nách: cắt chừa đường may 1cm
- Với phần sườn vai, sườn áo: cắt chừa so với đường may 1.5cm
Lưu ý: Cần cắt dứt khoát với những đường kéo ngọt để vải không bị rúm lại.
Bước 3: May váy
Bây giờ, khi đã có đủ các phần váy riêng rẽ, bắt tay vào ráp các phần váy và hoàn thiện. Bạn chỉ cần may ráp các phần lại với nhau theo các đường may đã kẻ trước đó. May thêm phần viền gấp mép phần cổ và nách rồi lên gấu.
Không quá phức tạp và cầu kỳ, chỉ cần một chút cần mẫn và tỉ mỉ là bạn đã có thể tự may cho mình hoặc người thân chiếc váy suông có tay xinh xắn. Với chiếc váy này, bạn không chỉ có thể mặc đi làm, mà còn có thể thoải mái mặc đi chơi, dạo phố hay bất kỳ dịp nào! Còn chần chừ gì mà chưa bắt tay để may ngay một chiếc.
Hy vọng với những chia sẻ của công ty may đồng phục công sở Dony các bạn có thể dễ dàng may được một chiếc váy suống như ý. Chúc các bạn thành công.