Fraud Blocker
101 Kinh Nghiệm

Bảng Câu Hỏi Khảo Sát Khách Hàng Về Thị Hiếu Thời Trang

Bảng câu hỏi khảo sát khách hàng về thị hiếu thời trang là danh sách các câu hỏi được thiết kế để tìm hiểu sở thích, thói quen, hành vi và nhu cầu của khách hàng liên quan đến lĩnh vực thời trang. Đây là công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, cửa hàng thời trang nắm bắt xu hướng thị trường, hiểu rõ tâm lý người tiêu dùng để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách xây dựng một bảng khảo sát khách hàng về thời trang hiệu quả. Chúng ta sẽ tìm hiểu về các dạng câu hỏi thường được sử dụng trong khảo sát, cũng như đi sâu phân tích một số câu hỏi cụ thể nhằm thu thập thông tin về mục đích mua sắm, vai trò của trang phục, tần suất và mức chi tiêu, các tiêu chí quan trọng khi chọn mua, sở thích về loại trang phục, thương hiệu, thói quen mua sắm… Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan để thiết kế bộ câu hỏi khảo sát riêng phù hợp nhất cho hoạt động kinh doanh thời trang của mình.

Bảng Câu Hỏi Khảo Sát Khách Hàng Về Thị Hiếu Thời Trang
Bảng Câu Hỏi Khảo Sát Khách Hàng Về Thị Hiếu Thời Trang

Bảng Khảo Sát Là Gì?

Bảng khảo sát là danh sách nhiều câu hỏi cùng một đề tài để tìm kiểu đáp án từ những người được khảo sát. Những câu hỏi nằm trong bảng khảo sát có nhiều dạng: đáp án liệt kê, lựa chọn đáp án, có/không…

Bảng khảo sát có thể thiết lập bởi các công cụ excel, word hoặc google biểu mẫu. Sau khi thu thập dữ liệu, người lập bằng hỏi tiến hành tổng hợp – tính toán – cho kết quả dưới dạng biểu đồ phần trăm.

Hướng Dẫn Đặt Câu Hỏi Khảo Sát Thị Hiếu Thời Trang 

Hai dạng câu hỏi thường xuyên được sử dụng trong bảng hỏi là câu hỏi dạng mở và câu hỏi dạng đóng. Mỗi dạng câu hỏi sẽ có vai trò riêng.

Câu hỏi dạng đóng

Câu hỏi dạng đóng sử dụng trong trường hợp bạn muốn chắc chắn khả năng xảy ra của các đáp án sẵn có. Khách hàng chỉ được quyền trả lời theo phương án sẵn, không có đưa ra câu trả lời nào ngoài bảng hỏi.

Hướng dẫn đặt câu hỏi khảo sát khách hàng thời trang
Đặt dạng câu hỏi theo dạng Yes/ No

Kết quả khảo sát câu hỏi dạng đóng thu về nằm trong các đáp án sẵn có nên rất tiện cho việc tính toán. Nhưng câu hỏi dạng này thường bị hạn chế đáp án mới và không có tính chọn lọc cao.

Câu hỏi dạng mở

Câu hỏi dạng mở phụ thuộc phần lớn vào mức độ hiểu biết của người được khảo sát. Độ chính xác của dạng câu hỏi này cũng khó kiểm soát bởi sẽ xuất hiện nhiều đáp án khác nhau mà bạn không thể dự đoán được.

khảo sát khách hàng về thị hiếu thời trang
Đặt câu hỏi theo dạng mỡ

Thế nhưng, những câu hỏi dạng mở thường mang đến nhiều phương án thú vị và hữu ích. Yếu điểm câu hỏi dạng này là mất thời gian tính toán kết quả.

Về ứng dụng, câu hỏi dạng mở được dùng để phỏng vấn sâu giúp hiểu tường tận khách hàng.

Bộ Câu Hỏi Khảo Sát Khách Hàng Về Thị Hiếu Thời Trang

1. Bạn mua sắm với mục đích gì?

  • Theo kịp xu hướng thị trường.
  • Muốn ăn mặc đẹp, cuốn hút…
  • Đam mê thời trang.
  • Không có gì để mặc,
  • Câu trả lời khác:…

2. Quần áo có vai trò gì đối với bạn?

  • Trang phục bắt buộc có để mặc.
  • Trang phục khiến bạn cảm thấy cuộc sống thú vị hơn.
  • Trang phục giúp bạn thể hiện cá tính bản thân.
  • Câu trả lời khác:…

3. Bạn có phải tín đồ yêu thời trang không?

  • Không.
  • Có.

4. Bạn mua sắm quần áo với tần suất bao nhiêu?

  • Không định lượng cụ thể, thích thì mua.
  • 1 năm/lần.
  • 2-5 tháng/lần.
  • 2 tuần/lần.
  • 2 tuần/lần.
  • Mỗi tháng một lần.
  • Hôm nào cũng mua.

5. Bạn thường dùng bao nhiêu tiền để chi tiêu, mua sắm quần áo?

  • Mua theo cảm hứng mà không để tâm đến tiền bạc.
  • Phụ thuộc vào điều kiện kinh tế.
  • Trên 1 triệu/lần.
  • Dưới 1 triệu/lần.

6. Đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí khi mua quần áo (1 – không quan trọng, 2 – ít quan trọng, 3- trung bình, 4 – tương đối quan trọng, 5 – cực kỳ quan trọng)

Thứ tự quan trọng 1 2 3 4 5
Chất lượng trang phục
Thương hiệu
Giá cả trang phục
Kiểu dáng trang phục
Màu sắc trang phục
Độ tiện ích, tính ứng dụng trang phục
Sự thoải mái trang phục
Chất liệu trang phục
Khác

7. Bạn có mua phụ kiện đi kèm trong quá trình mua sắm trang phục không?

  • Chưa bao giờ.
  • Hiển nhiên có.
  • Tùy theo tâm trạng và điều kiện kinh tế lúc đó. 

8. Bạn yêu thích loại trang phục nào?

  • Trang phục công sở.
  • Trang phục dạo phố.
  • Trang phục ứng dụng. 
  • Trang phục dạ hội.
  • Trang phục ở nhà.
  • Câu trả lời khác:..

9. Khi mua sắm, nhãn hiệu thời trang có phải là yếu tố bạn quan tâm?

  • Không.
  • Có.

10. Khi mua trang phục, bạn thường chọn nơi nào?

  • Mua ở shop thời trang quen thuộc.
  • Mua theo thương hiệu thời trang.
  • Mua tại các siêu thị, TTTM.
  • Mua ở cửa hàng thời trang nội địa.
  • Order sản phẩm nước ngoài.

11. Bạn thường đi mua quần áo với ai?

  • Tự đi một mình.
  • Đồng nghiệp.
  • Bạn bè.
  • Người thân.
  • Khác.

12. Quyết định mua sắm của bạn có bị ảnh hưởng bởi người đi cùng không?

  • Không.
  • Có.

13. Thời điểm nào trong năm bạn mua sắm nhiều nhất?

  • Xuân.
  • Hạ.
  • Thu.
  • Đông.
  • Không có sự khác biệt giữa các mùa.

Trên đây là những câu hỏi nên có trong bảng khảo sát khách hàng về thị hiếu thời trang. Hãy tìm hiểu để chọn ra bảng hỏi phù hợp nhất với mục đích khảo sát của bạn lúc này. Chúc các bạn kinh doanh thành công!

Các câu hỏi liên quan

Tại sao cần khảo sát thị hiếu thời trang của khách hàng?

Khảo sát thị hiếu giúp doanh nghiệp thời trang nắm bắt nhu cầu, sở thích của khách hàng để đưa ra chiến lược sản xuất và kinh doanh phù hợp. Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, 80% doanh nghiệp thành công nhờ thường xuyên khảo sát và điều chỉnh hoạt động theo phản hồi của khách hàng.

Một bảng khảo sát khách hàng nên có bao nhiêu câu hỏi?

Số lượng câu hỏi tối ưu trong một bảng khảo sát là từ 10-15 câu. Bảng khảo sát quá dài sẽ khiến khách hàng mất kiên nhẫn và bỏ qua. Trong khi đó, bảng hỏi quá ngắn lại không thu thập đủ thông tin cần thiết. Nghiên cứu của tạp chí Marketing Research cho thấy bảng khảo sát 12 câu hỏi có tỷ lệ hoàn thành cao nhất, lên tới 95%.

Làm thế nào để khuyến khích khách hàng tham gia khảo sát?

Doanh nghiệp nên áp dụng các biện pháp sau để thu hút khách hàng tham gia khảo sát:

  • Tặng quà, ưu đãi, mã giảm giá cho người hoàn thành khảo sát.
  • Sử dụng ngôn ngữ thân thiện, hài hước trong bảng khảo sát.
  • Thiết kế bảng khảo sát đẹp mắt, dễ điền thông tin.
  • Gửi lời mời khảo sát qua email, SMS, mạng xã hội tới khách hàng tiềm năng.
  • Theo thống kê, tỷ lệ tham gia khảo sát tăng 40% khi có quà tặng kèm theo.

Khi nào là thời điểm thích hợp để khảo sát khách hàng?

Doanh nghiệp nên tiến hành khảo sát định kỳ 2-4 lần/năm để cập nhật thông tin thị trường. Ngoài ra, hãy khảo sát ngay sau khi khách hàng trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ để nhận phản hồi chính xác nhất. Khảo sát vào dịp lễ, tết cũng là ý tưởng hay vì đây là thời điểm mua sắm chính của khách hàng.

Làm sao để phân tích kết quả khảo sát một cách hiệu quả?

Để phân tích kết quả khảo sát, doanh nghiệp cần:

  • Tổng hợp câu trả lời theo từng nhóm câu hỏi.
  • Sử dụng phần mềm chuyên dụng như SPSS, Google Form để thống kê, vẽ biểu đồ.
  • Rút ra những con số nổi bật, xu hướng chính.
  • Đối chiếu kết quả với mục tiêu khảo sát ban đầu.
  • Đưa ra nhận định, đề xuất giải pháp phù hợp.

Một nghiên cứu của Đại học Oxford chỉ ra rằng phân tích kết quả khảo sát bằng phần mềm chuyên dụng giúp tiết kiệm 40% thời gian và tăng 35% độ chính xác so với phân tích thủ công.

Kết quả khảo sát khách hàng được ứng dụng như thế nào trong kinh doanh thời trang?

Từ kết quả khảo sát, doanh nghiệp thời trang có thể:

  • Xác định nhóm khách hàng mục tiêu để xây dựng chiến lược Marketing phù hợp.
  • Điều chỉnh mẫu mã, chất liệu sản phẩm theo sở thích của khách hàng.
  • Tối ưu hóa bao bì, cách trưng bày sản phẩm.
  • Cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.
  • Xây dựng chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Nhiều thương hiệu thời trang lớn như Zara, H&M đã tăng trưởng doanh số 30-40%/năm nhờ thường xuyên khảo sát và cải tiến theo nhu cầu khách hàng.

5/5 - (2 bình chọn)
May Quần Áo Thời Trang, Đồng Phục Giá Xưởng
Cam Kết Hoàn Tiền 100% Nếu Không Đúng Cam Kết Hợp Đồng

Phạm Quang Anh

Phạm Quang Anh (Henry Pham) là một người đam mê khởi nghiệp ngành may mặc tại Việt Nam, từ năm 2013 là CEO tại CÔNG TY TNHH MAY MẶC DONY - MST: 0315676786. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề sản xuất, anh nắm vững các quy trình gia công may mặc, từ thiết kế trang phục, cắt may quần áo, in ấn, thêu logo, đến hoàn thiện. Anh còn có kiến thức sâu sắc về chất liệu vải, xu hướng thời trang, và thị hiếu trải nghiệm của khách hàng (đặc biệt là về áo thun, áo khoác, sơ mi, quần tây và mũ nón). Công ty DONY hiện tại tập trung nguồn lực vào sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm đồng phục & bảo hộ lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp, tổ chức, và trường học. Các sản phẩm của DONY được đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã đẹp, và giá cả hợp lý.

Vui Lòng Xem Thêm:

Để lại một bình luận

Lợi Thế Cạnh Tranh Của Xưởng May Đồ Thời Trang DONY
Back to top button