Fraud Blocker
101 Kinh Nghiệm

Top 9 Loại Vải May Quần Áo Bảo Hộ Lao Động Bền Đẹp

Áo bảo hộ lao động là loại trang phục được thiết kế đặc biệt dành riêng cho những người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm, có khả năng gây hại cho sức khỏe và tính mạng. Áo giúp bảo vệ người lao động khỏi các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học nguy hiểm như bụi bẩn, mảnh vụn, tia UV, dung môi, axit…

Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mỗi năm Việt Nam có hơn 8.000 vụ tai nạn lao động, trong đó có tới 928 người tử vong (số liệu năm 2021). Đây là con số đáng báo động cho thấy tầm quan trọng của việc trang bị đồ bảo hộ chất lượng cho người lao động.

Theo đó, việc lựa chọn chất liệu vải may áo bảo hộ lao động phù hợp cực kỳ quan trọng. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại vải may đồ bảo hộ lao động như: vải cotton, vải jean, vải pangrim, vải kate, vải kaki, vải polyester, vải kevlar, vải nomex. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng, phù hợp với những mục đích sử dụng, môi trường làm việc khác nhau.

Các Loại Vải Phù Hợp May Đồng Phục Bảo Hộ Lao Động
Các loại vải phù hợp may đồng phục bảo hộ lao động

Dưới đây là thông tin chi tiết các loại vải phổ biến và được đánh giá cao nhất. Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết nhé!

1. Vải Cotton 100%

Vải cotton 100% là loại vải được dệt từ 100% sợi bông tự nhiên, trải qua quá trình xử lý cơ bản để loại bỏ tạp chất và tạo thành sợi.

Vải Cotton 100% Thường Dùng May Áo Bảo Hộ Lao Động Ngành Y Tế, Thực Phẩm.
Vải cotton 100% thường dùng may áo bảo hộ lao động ngành y tế, thực phẩm.

a. Vải cotton 100% có ưu điểm gì?

Vải cotton 100% sở hữu nhiều ưu điểm như thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt, mềm mại, an toàn, dễ gia công và thân thiện với môi trường.

  • Thoáng khí và thấm hút mồ hôi: Vải cotton 100% có khả năng thấm hút mồ hôi và lưu thông khí tốt. Điều này giúp duy trì cảm giác thoáng mát và khô ráo khi làm việc trong môi trường ẩm ướt hoặc nóng.
  • Mềm mại: Áo bảo hộ làm từ vải cotton 100% có cảm giác mềm mại và dễ chịu khi tiếp xúc với da.
  • An toàn và không gây kích ứng: cotton 100% là một loại vải tự nhiên, không chứa chất phụ gia độc hại hoặc hóa chất gây kích ứng da. Điều này làm giảm nguy cơ gây kích ứng hoặc dị ứng cho người sử dụng, đặc biệt là những người có da nhạy cảm.
  • Dễ gia công và thân thiện với môi trường: Vải cotton 100% dễ dàng trong việc cắt, may và gia công. Đây là vật liệu tự nhiên, không gây hại cho môi trường và có thể tự phân hủy sau khi không còn sử dụng.

b. Vải cotton 100% có nhược điểm gì?

Vải cotton 100% dễ nhăn, co rút và mất dáng, đồng thời hạn chế về khả năng chống cháy, kháng khuẩn và chống tia cực tím.

  • Nhăn và co rút: Vải cotton 100% có xu hướng nhăn sau khi giặt và dễ co rút sau khi tiếp xúc với nước. Điều này có thể làm cho áo bảo hộ trông không gọn gàng.
  • Mất dáng: So với các loại vải tổng hợp như polyester hay nylon, vải cotton 100% có khả năng co dãn và mất dáng sau một thời gian sử dụng.
  • Khả năng chống cháy hạn chế: Mặc dù vải cotton 100% không dễ cháy như các loại vải tổng hợp, nhưng chất vải này cũng không có khả năng chống cháy tốt như các vật liệu chuyên dụng như nomex hay kevlar. Khi tiếp xúc với ngọn lửa, vải cotton 100% có thể cháy và lan truyền lửa nhanh hơn, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Ít kháng khuẩn và chống tia cực tím: Vải cotton 100% không có tính năng kháng khuẩn và chống lại tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời.

c. Vải cotton 100% thường được sử dụng làm áo bảo hộ lao động cho ngành nghề nào?

Vải cotton 100% thường dùng may áo bảo hộ lao động ngành y tế, thực phẩm.

2. Vải Jean

Vải jean (vải denim) là một loại vải thô được dệt từ sợi xanh chàm và sợi cotton duck/ bông thô. Nhờ đó vải jean khá bền bỉ, chắc chắn và có màu xanh đặc trưng.

Vải Jean Thường Được Sử Dụng Làm Đồ Bảo Hộ Lao Động Cho Ngành Vận Tải Và Ngành Dịch Vụ.
Vải jean thường được sử dụng làm đồ bảo hộ lao động cho ngành vận tải và ngành dịch vụ.

a. Vải jean có ưu điểm gì?

Vải jean thích hợp làm áo bảo hộ lao động bởi vì có độ bền cao, khả năng chịu lửa tốt, dễ bảo quản, thẩm mỹ cao. Đồng thời, chất liệu này cũng mang đến vẻ ngoài thời trang và phong cách cho người mặc.

  • Độ bền cao: Được làm từ sợi bông dày và chắc chắn, vải jean khá bền và có thể chịu được các tác động môi trường khắc nghiệt trong quá trình làm việc như mài mòn hoặc kéo căng.
  • Khả năng chịu lửa tốt: Jean có độ bền cao và khả năng chống chịu lửa, giúp giảm nguy cơ cháy nổ trong một số môi trường làm việc nguy hiểm.
  • Dễ dàng bảo quản: Vải jean khá dễ bảo quản và giặt giũ nhờ khả năng chống nhăn, không nhăn nhanh và dễ dàng làm sạch.
  • Tính thẩm mỹ tốt: Jean may áo bảo hộ lao động sở hữu vẻ ngoài thời trang và phong cách. Giúp người mặc cảm thấy thích thú hơn khi diện trang phục.

b. Vải jean có nhược điểm gì?

Nhược điểm của vải jean là có cấu trúc dày và cứng, hạn chế khả năng di chuyển, dễ hấp thụ nước nhưng lâu khô và khả năng bảo vệ hạn chế.

  • Hạn chế di chuyển: Vải jean có cấu trúc dày và cứng, điều này có thể hạn chế sự linh hoạt và động tác tự nhiên của người mặc. Đặc biệt đối với một số công việc đòi hỏi độ linh hoạt cao và phạm vi chuyển động lớn, vải Jean có thể gây cản trở và làm giảm hiệu suất làm việc.
  • Dễ hấp thụ nước và khô chậm: Vải jean có xu hướng hấp thụ nước và khó khô nhanh. Khi áo bảo hộ làm từ vải jean bị ướt, trở nên nặng và gây cảm giác không thoải mái cho người sử dụng.
  • Hạn chế khả năng bảo vệ: Mặc dù vải jean có khả năng chống mài mòn và cung cấp một lớp bảo vệ cơ bản nhưng đây không phải là vật liệu chuyên dụng cho môi trường có hóa chất mạnh hoặc các nguy hiểm khác.

c. Vải jean thường được sử dụng làm áo bảo hộ lao động cho ngành nghề nào?

Vải jean thường được sử dụng làm đồ bảo hộ lao động cho ngành vận tải và ngành dịch vụ.

3. Vải Pangrim

Vải pangrim là một loại vải cao cấp được dệt từ các loại sợi tổng hợp như polyester, cotton, rayon, nylon với tỷ lệ cotton cao.

Vải Pangrim Phù Hợp Làm Trang Phục Bảo Hộ Lao Động Ngành Xây Dựng, Cơ Khí, Sản Xuất, Dịch Vụ Và Vận Tải.
Vải pangrim phù hợp làm trang phục bảo hộ lao động ngành xây dựng, cơ khí, sản xuất, dịch vụ và vận tải.

a. Vải pangrim có ưu điểm gì?

Vải pangrim rất thích hợp may đồ bảo hộ lao động bởi khả năng thoáng khí, thấm hút mồ hôi và co giãn tốt. Loại vải này cũng có thể sử dụng thời gian dài mà không lo bay màu hay sờn vải.

  • Thoáng mát: Vải có khả năng thoáng khí tốt, giúp cơ thể thoát nhiệt và giảm cảm giác nóng bức khi làm việc trong môi trường nóng.
  • Thấm hút mồ hôi tốt: Pangrim sở hữu ưu điểm thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt, khô nhanh. Rất phù hợp làm áo bảo hộ lao động cho những công việc đổ mồ hôi tương đối nhiều.
  • Co giãn tốt: Nhờ đặc điểm co giãn tốt, vải pangrim giúp người lao động thoải mái trong quá trình di chuyển và làm việc.
  • Độ bền cao: Có thể thoải mái giặt dũ mà không lo sờn vải hoặc bay màu.

b. Vải pangrim có nhược điểm gì?

Vải pangrim có giá thành cao hơn so với nhiều chất liệu bảo hộ lao động khác nên cần phải cân nhắc tài chính trước khi lựa chọn.

c. Vải pangrim thường được sử dụng làm áo bảo hộ lao động cho ngành nghề nào?

Vải pangrim phù hợp làm trang phục bảo hộ lao động ngành xây dựng, cơ khí, sản xuất, dịch vụ và vận tải.

4. Vải Kate

Vải kate là loại vải tổng hợp được tạo ra từ sự kết hợp giữa sợi cotton tự nhiên và sợi polyester nhân tạo theo tỷ lệ thường là 65% cotton và 35% polyester.

Vải Kate Được Dùng Làm Nguyên Liệu May Áo Bảo Hộ Lao Động Ngành Dịch Vụ, Y Tế, Nông Nghiệp, Thực Phẩm…
Vải kate được dùng làm nguyên liệu may áo bảo hộ lao động ngành dịch vụ, y tế, nông nghiệp, thực phẩm…

a. Vải kate có ưu điểm gì?

Ưu điểm của vải kate là thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, ít nhăn và giá thành hợp lý nên rất thích hợp dùng may áo đồng phục.

  • Thoáng mát: Vải kate có khả năng thoáng khí tốt, cho phép không khí lưu thông qua vải.
  • Thấm hút mồ hôi tốt: Với tính chất thấm hút mồ hôi tốt, vải kate giúp hút ẩm từ cơ thể và bay hơi nhanh chóng, giữ cho người lao động khô ráo và thoải mái trong quá trình làm việc.
  • Ít nhăn: Vải kate có tính đàn hồi tự nhiên, giúp giữ áo bảo hộ ít nhăn sau khi sử dụng hoặc giặt.
  • Giá thành hợp lý: Vải kate thường có giá thành tương đối hợp lý, đặc biệt khi so sánh với các loại vải công nghiệp khác.

b. Vải kate có nhược điểm gì?

Vải kate có độ bền hạn chế so với một số loại vải công nghiệp khác như kaki hay kaki cotton. Chất liệu này có thể dễ dàng bị rách hơn và không đủ chắc chắn để chịu đựng các tác động mạnh hoặc va chạm trong môi trường làm việc đòi hỏi sự bền bỉ.

c. Vải kate thường được sử dụng làm áo bảo hộ lao động cho ngành nghề nào?

Vải kate được dùng làm nguyên liệu may áo bảo hộ lao động ngành dịch vụ, y tế, nông nghiệp, thực phẩm…

5. Vải Kaki

Vải kaki (khaki) là loại vải thô được dệt từ 100% sợi cotton hoặc sử dụng sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp. Có hai loại vải kaki thường dùng làm áo bảo hộ lao động gồm: Vải khaki tĩnh điện và khaki liên doanh.

Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, khoảng 70% áo bảo hộ lao động trên thị trường được may từ vải kaki. Đây là minh chứng cho sự ưu việt của loại vải này trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn lao động.

Vải Kaki Được Dùng Để May Áo Bảo Hộ Lao Động Ngành Xây Dựng, Cơ Khí, Sản Xuất, Dịch Vụ Và Vận Tải.
Vải kaki được dùng để may áo bảo hộ lao động ngành xây dựng, cơ khí, sản xuất, dịch vụ và vận tải.

a. Vải kaki có ưu điểm gì?

Vải kaki sở hữu chất vải dày dặn, bền bỉ, ít nhăn, co giãn tốt và có giá thành hợp lý khi may áo bảo hộ lao động.

  • Dày dặn: Chất vải dày dặn, lên form đẹp, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài môi trường.
  • Bền bỉ: Vải kaki có độ bền cao, chịu được ma sát tốt, không bị xù lông, phai màu hay rách vỡ sau nhiều lần giặt.
  • Ít nhăn: Vải kaki có khả năng chống nhăn tốt, giúp áo bảo hộ lao động luôn giữ được form dáng đẹp mắt, hạn chế tối đa việc tốn thời gian ủi đồ.
  • Co giãn tốt: Vải có khả năng co giãn thoải mái, giúp người lao động vận động và di chuyển dễ dàng.
  • Giá thành hợp lý: So với các loại vải cao cấp khác, vải kaki có giá thành tương đối hợp lý, phù hợp với ngân sách làm đồng phục của nhiều doanh nghiệp.

b. Vải kaki có nhược điểm gì?

Chất vải kaki thấm hút mồ hôi không tốt, hơi nóng khi sử dụng làm áo bảo hộ lao động.

c. Vải kaki thường được sử dụng làm áo bảo hộ lao động cho ngành nghề nào?

Vải kaki được dùng để may áo bảo hộ lao động ngành xây dựng, cơ khí, sản xuất, dịch vụ và vận tải.

6. Vải Polyester

Vải polyester là vải sợi tổng hợp được tạo ra từ các hợp chất polymer polyester.

Ứng Dụng Vải Polyester Khá Nhiều, Thường May Đồng Phục Cho Ngành Cơ Khí Chế Tạo, Hóa Chất, Dệt May, Xây Dựng, Vận Tải, Vệ Sinh Môi Trường, Trồng Trọt…
Vải polyester thường may đồng phục cho ngành cơ khí chế tạo, hóa chất, dệt may, xây dựng, vận tải, vệ sinh môi trường, trồng trọt…

a. Vải polyester có ưu điểm gì?

Chất liệu vải polyester được đánh giá cao về độ bền bỉ, khả năng chống nhăn, chống nước, nhanh khô và dễ giặt ủi.

  • Bền bỉ: Vải polyester có độ bền cao, chịu được ma sát tốt, không bị xù lông, phai màu hay rách vỡ sau nhiều lần giặt.
  • Chống nhăn: Vải có khả năng chống nhăn tốt, giúp quần áo luôn giữ được form dáng đẹp mắt.
  • Chống nước: Một số loại vải polyester có khả năng chống nước tốt, phù hợp cho việc may áo bảo hộ lao động.
  • Nhanh khô: Chất vải này có khả năng hút ẩm kém, do đó vải khô rất nhanh sau khi giặt.
  • Dễ giặt ủi: Vải dễ giặt ủi, không cần ủi nhiều.

b. Vải polyester có nhược điểm gì?

Vải polyester hạn chế về khả năng hút ẩm và thoáng khí, có thể gây kích ứng da cho người mặc.

  • Khả năng hút ẩm thấp, ít thoáng khí: Vải polyester có khả năng hút ẩm thấp, độ thoáng khí kém hơn so với các loại vải tự nhiên như cotton. Do đó, khi mặc áo bảo hộ lao động làm từ vải polyester, người lao động có thể cảm thấy bí bách, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả công việc.
  • Gây kích ứng da: Một số người có làn da nhạy cảm có thể bị kích ứng da khi mặc áo bảo hộ lao động làm từ vải polyester.

c. Vải polyester thường được sử dụng làm áo bảo hộ lao động cho ngành nghề nào?

Ứng dụng vải polyester khá nhiều, thường may đồng phục cho ngành cơ khí chế tạo, hóa chất, dệt may, xây dựng, vận tải, vệ sinh môi trường, trồng trọt…

7. Vải Kevlar

Vải kevlar là một loại vải chống cháy, được sản xuất từ sợi kevlar. Sợi kevlar làm từ các hợp chất polymer aramid, sở hữu các đặc điểm của sợi tổng hợp cường độ cao.

Vải Kevlar Thường Dùng May Áo Bảo Hộ Lao Động Ngành Xây Dựng, Chế Tạo, Dầu Khí…
Vải kevlar thường dùng may áo bảo hộ lao động ngành xây dựng, chế tạo, dầu khí…

a. Vải kevlar có ưu điểm gì?

Ưu điểm của vải kevlar là nhẹ, độ bền cao, chống chịu nhiệt tốt, chống hóa chất, chống cháy và cách điện hiệu quả.

  • Nhẹ: Vải kevlar nhẹ hơn thép 40%. Do đó áo bảo hộ lao động vải Kevlar mặc rất nhẹ và dễ chịu.
  • Độ bền cao: Độ bền của chất liệu kevlar cao gấp 5 lần thép trên cùng trọng lượng. Chất vải này có khả năng chịu được lực kéo, va đập và mài mòn tốt.
  • Chống chịu nhiệt tốt: Vải có thể chịu được nhiệt độ cao lên đến 400°C mà không bị nóng chảy hoặc co lại.
  • Chống hóa chất: Chất liệu này có khả năng chống lại nhiều loại hóa chất, axit và dung môi.
  • Chống cháy: Vải không cháy và có khả năng tự dập tắt lửa.
  • Cách điện: Chất liệu kevlar cách điện cực kỳ tốt.

b. Vải kevlar có nhược điểm gì?

Vải kevlar có khả năng hút ẩm, thoáng khí kém và giá thành cao nên cần cân nhắc trước khi sử dụng may áo bảo hộ lao động.

  • Khả năng hút ẩm, thoáng khí kém: Vải có khả năng hút ẩm và thoáng khí kém, dẫn đến tình trạng bí bách, khó chịu khi mặc trong thời tiết nóng bức hoặc khi người lao động vận động mạnh, ra nhiều mồ hôi.
  • Giá thành cao: Giá thành vải kevlar thành cao hơn nhiều so với các loại vải thông thường khác được sử dụng để sản xuất áo bảo hộ lao động như cotton, polyester.

c. Vải kevlar thường được sử dụng làm áo bảo hộ lao động cho ngành nghề nào?

Vải kevlar thường dùng may áo bảo hộ lao động ngành xây dựng, chế tạo, dầu khí…

8. Vải Nomex

Vải nomex là một loại vải chống cháy được làm từ meta-aramid, được phát triển bởi DuPont vào đầu những năm 1960.

Vải Nomex Thường Được Sử Dụng Rộng Rãi Trong Các Ngành Công Nghiệp Như Cứu Hỏa, Quân Đội Và Các Công Ty Điện.
Vải nomex thường được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như cứu hỏa, quân đội và các công ty điện.

a. Vải nomex có ưu điểm gì?

Vải nomex được biết đến với khả năng chống cháy tuyệt vời, chịu nhiệt độ cao, cách điện tốt, tạo cảm giác thoải mái khi mặc và độ bền cao.

  • Chống cháy: Nomex không cháy và có khả năng tự dập tắt lửa. Nó có thể chịu được nhiệt độ cao lên đến 800°C mà không bị nóng chảy hoặc co lại.
  • Chịu nhiệt độ cao: Với khả năng chịu nhiệt độ cao tốt, chất liệu này có khả năng bảo vệ người mặc khỏi bỏng và tổn thương do nhiệt.
  • Cách điện: Vải nomex là chất cách điện tốt.
  • Thoải mái: Nhờ đặc tính mềm mại, nhẹ và thoáng khí, nomex giúp người mặc cảm thấy thoải mái khi sử dụng áo bảo hộ lao động.
  • Độ bền cao: Chất liệu này có độ bền cao, chịu được ma sát, mài mòn và hóa chất tốt.

b. Vải nomex có nhược điểm gì?

Vải nomex hạn chế về khả năng co giãn và có giá thành tương đối cao so với các loại vải may áo bảo hộ lao động trên thị trường.

  • Khả năng co giãn thấp: Vải nomex có khả năng co giãn và đàn hồi hạn chế. Điều này hạn chế trong một số hoạt động đòi hỏi độ linh hoạt cao.
  • Giá thành: Chi phí sản xuất vải nomex cao hơn so với nhiều loại vải khác do quy trình và công nghệ sản xuất đặc biệt.

c. Vải nomex thường được sử dụng làm áo bảo hộ lao động cho ngành nghề nào?

Vải nomex thường được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như cứu hỏa, quân đội và các công ty điện.

Những Câu Hỏi Liên Quan Đến Vải May Áo Bảo Hộ Lao Động

1. Những ngành nghề nào cần sử dụng áo bảo hộ lao động?

Những ngành nghề cần sử dụng áo bảo hộ lao động gồm: Xây dựng, khai thác khoáng sản, sản xuất, giao thông vận tải, dịch vụ và y tế.

  • Ngành xây dựng: Công nhân xây dựng, thợ điện, thợ hàn, thợ mộc, thợ cơ khí, kỹ sư giám sát thi công.
  • Ngành khai thác khoáng sản: Thợ mỏ, kỹ sư khai thác, công nhân vận hành máy móc.
  • Ngành sản xuất: Công nhân nhà máy, thợ cơ khí, thợ điện, thợ hàn, kỹ sư giám sát sản xuất.
  • Ngành giao thông vận tải: Tài xế xe tải, xe khách, lái tàu, lái thuyền, nhân viên hàng không, nhân viên bảo dưỡng phương tiện.
  • Ngành nông nghiệp: Nông dân, thợ cơ khí nông nghiệp, nhân viên bảo vệ thực vật.
  • Ngành dịch vụ: Nhân viên cứu hỏa, cảnh sát, bảo vệ, nhân viên vệ sinh môi trường, nhân viên giao hàng.
  • Ngành y tế: Bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, sinh viên y khoa, nhân viên phòng thí nghiệm.

2. Loại vải nào phù hợp nhất để may áo bảo hộ lao động?

Không có loại vải nào hoàn toàn phù hợp cho tất cả các ngành nghề và môi trường làm việc. Việc lựa chọn loại vải phù hợp nhất sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Môi trường làm việc: Môi trường nóng bức, lạnh giá, ẩm ướt, bụi bẩn…
  • Tính chất công việc: Công việc vận động nhiều, tiếp xúc hóa chất, cần sự an toàn…
  • Chi phí: Giá thành cao, trung bình, rẻ.
  • Sở thích của người lao động: Màu sắc, kiểu dáng, phong cách…

3. Làm thế nào để nhận biết các loại vải may áo đồng phục?

Cách nhận biết các loại vải may áo đồng phục gồm: Quan sát bằng mắt thường, sờ thử bằng tay, đốt thử, kiểm tra bằng hóa chất, sử dụng thiết bị chuyên dụng.

  • Quan sát bằng mắt thường: Màu sắc, kết cấu, hoa văn.
  • Sờ thử bằng tay: Cảm giác khi sờ, độ dày, độ co giãn.
  • Đốt thử: Quan sát tro tàn, ngửi mùi hương.
  •  Kiểm tra bằng hóa chất: Dùng dung dịch kiềm hoặc axit.
  • Sử dụng thiết bị chuyên dụng: Máy phân tích quang phổ, máy thử độ bền kéo…

Tốt nhất, nên chọn đơn vị may uy tín để được tư vấn kỹ càng và cam kết may đúng chất liệu vải.

4. Vải nào được sử dụng phổ biến nhất để may áo bảo hộ lao động hiện nay?

Theo khảo sát của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, vải kaki và pangrim là 2 loại vải được các xưởng may áo bảo hộ sử dụng nhiều nhất. Cụ thể, có tới 70% đơn vị lựa chọn vải khaki, 25% ưu tiên vải pangrim, 5% còn lại sử dụng các loại vải khác như kate, jean, vải cotton, polyester….

5. Áo bảo hộ lao động nên thay mới sau bao lâu?

Thời gian sử dụng áo bảo hộ trung bình từ 6-12 tháng, tùy thuộc vào điều kiện làm việc và chất lượng sản phẩm. Theo quy định tại Điều 7, Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH, người sử dụng lao động có trách nhiệm thay thế phương tiện bảo vệ cá nhân khi hết thời hạn sử dụng hoặc bị hư hỏng.

6. Làm thế nào để xử lý áo bảo hộ lao động bị dính vết bẩn, hóa chất?

  • Đối với vết bẩn thông thường: Dùng bàn chải mềm thấm dung dịch giặt nhẹ, chà lên vết bẩn, sau đó xả sạch bằng nước.
  • Đối với vết dầu mỡ, hóa chất: Cân nhắc sử dụng bột ngô, nước nóng, dung dịch giặt đậm đặc,…

Cụ thể như sau.

    • Thấm bột ngô/bột mì lên vết bẩn khoảng 15-20 phút rồi đem giặt như bình thường.
    • Nếu vết bẩn lâu ngày, cứng đầu: Ngâm áo trong nước nóng 40 độ C pha dung dịch giặt đậm đặc trong vòng 30-60 phút. Sau đó giặt lại bằng nước sạch.
    • Trường hợp áo dính hóa chất độc hại: Cần xử lý ngay bằng cách ngâm áo vào dung dịch trung hòa. (Ví dụ: Giấm ăn hoặc Baking soda đối với vết kiềm. Dung dịch Baking soda đối với vết axit. Rửa sạch lại bằng nước sau khi xử lý.)

7. Áo bảo hộ lao động có cần trang bị thêm phụ kiện, thiết bị gì không?

Tùy theo tính chất công việc và môi trường làm việc mà bạn có thể trang bị thêm các phụ kiện sau: mũ/nón bảo hộ, khẩu trang, kính bảo hộ, găng tay bảo hộ, dây an toàn, giày, ủng bảo hộ…

8. Mua áo bảo hộ lao động có được hoàn thuế GTGT không?

Khi mua áo bảo hộ, doanh nghiệp, tổ chức sẽ được hoàn thuế GTGT đầu vào tương ứng với số tiền mua hàng. Vì căn cứ theo quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC, áo bảo hộ lao động thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Lưu ý: Cần xuất hóa đơn GTGT và có xác nhận của cơ quan thuế về việc không thu thuế GTGT đầu ra thì mới được hoàn thuế.

9. Đơn vị nào may áo bảo hộ lao động uy tín, chất lượng?

Với nhiều năm hoạt động trong nghề, DONY tự hào là xưởng may đồ bảo hộ lao động uy tín, chất lượng tại Việt Nam. Chúng tôi nhận may áo bảo hộ lao động nhiều ngành nghề như xây dựng, khai thác khoáng sản, sản xuất, giao thông vận tải, dịch vụ, y tế… cho cả khách hàng trong và ngoài nước.

Các sản phẩm bảo hộ lao động chính mà DONY nhận may:

Lý do nên chọn DONY may áo bảo hộ lao động:

  • Nhận thiết kế và may áo bảo hộ lao động theo yêu cầu của khách hàng.
  • Sử dụng các loại vải may áo bảo hộ lao động cao cấp, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  • Cung cấp đa dạng các mẫu áo bảo hộ lao động với kiểu dáng phù hợp với nhiều ngành nghề và môi trường làm việc khác nhau.
  • Sở hữu đội ngũ thợ may tay nghề cao, đảm bảo đường may chắc chắn, bền đẹp.
  • Thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt trước khi xuất xưởng.
  • Quy trình trọn gói từ khâu từ vấn, gia công cắt – may – in ấn cho tới đóng gói, giao hàng nên đảm bảo đồng phục có giá cạnh tranh khi tới tay khách hàng.
  • Đội ngũ nhân viên tư vấn của DONY sẵn sàng hỗ trợ khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
  • Hỗ trợ giao hàng toàn quốc, đảm bảo giao hàng nhanh chóng, đúng hẹn.
  • Chính sách bảo hành tốt, hỗ trợ đổi trả trường hợp hàng lỗi, sai mẫu.

Liên hệ với DONY để được tư vấn cụ thể hơn khi có nhu cầu!

5/5 - (1 bình chọn)
May Quần Áo Thời Trang, Đồng Phục Giá Xưởng
Cam Kết Hoàn Tiền 100% Nếu Không Đúng Cam Kết Hợp Đồng

Phạm Quang Anh

Phạm Quang Anh (Henry Pham) là một người đam mê khởi nghiệp ngành may mặc tại Việt Nam, từ năm 2013 là CEO tại CÔNG TY TNHH MAY MẶC DONY - MST: 0315676786. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề sản xuất, anh nắm vững các quy trình gia công may mặc, từ thiết kế trang phục, cắt may quần áo, in ấn, thêu logo, đến hoàn thiện. Anh còn có kiến thức sâu sắc về chất liệu vải, xu hướng thời trang, và thị hiếu trải nghiệm của khách hàng (đặc biệt là về áo thun, áo khoác, sơ mi, quần tây và mũ nón). Công ty DONY hiện tại tập trung nguồn lực vào sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm đồng phục & bảo hộ lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp, tổ chức, và trường học. Các sản phẩm của DONY được đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã đẹp, và giá cả hợp lý.

Vui Lòng Xem Thêm:

Để lại một bình luận

Lợi Thế Cạnh Tranh Của Xưởng May Đồ Thời Trang DONY
Back to top button