Vải Kaki Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Ứng Dụng
Vải Kaki là loại vải dệt thoi được làm từ sợi cotton hoặc pha trộn với các loại sợi khác như polyester, nylon, rayon,… Loại vải này có nguồn gốc từ Ấn Độ và được du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc.
Theo Statista, sản lượng dệt may toàn cầu đạt 121,8 triệu tấn vào năm 2023. Trong đó các loại sợi vải và hỗn hợp vải tạo nên chất liệu Cotton, Polyester và Kaki là phổ biến nhất. Có thể thấy, vải Kaki được sản xuất và tiêu thụ mạnh mẽ trên toàn cầu.
Nhắc đến vải Kaki, người ta thường nghĩ đến những đặc điểm ưu việt như độ bền cao, thoáng mát, sở hữu độ co giãn tốt, ít nhăn và đa dạng trong màu sắc. Tuy nhiên chất liệu này cũng sở hữu một vài nhược điểm như thô cứng, khó nhuộm màu, dễ bám bụi. Một số loại có thể bí bách hoặc dễ xù lông trong quá trình sử dụng.
Trên thị trường, vải Kaki được phân loại dựa vào hai tiêu chí chính là chất liệu và kiểu dệt. Theo chất liệu, loại vải này bao gồm Kaki cotton 100%, Kaki 65/35, Kaki thun, Kaki không thun và Kaki pha. Dựa theo kiểu dệt, vải Kaki bao gồm Kaki trơn, Kaki chéo và Kaki rib. Mỗi cách phân loại đều giúp người dùng dễ dàng trong việc chọn lựa, tối ưu mục đích và chi phí.
Với sự đa dạng về chất liệu và kiểu dệt, vải Kaki mang đến cho người dùng vô vàn lựa chọn để sáng tạo nên những bộ trang phục, phụ kiện hay vật dụng hữu ích phục vụ cuộc sống.
Vải Kaki là một lựa chọn phổ biến trong ngành may mặc bởi nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại vải này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về vải Kaki, giúp bạn lựa chọn và sử dụng loại vải phù hợp cho nhu cầu của mình. Theo dõi ngay nhé.
1. Vải Kaki Là Gì? Nguồn Gốc Của Loại Vải Kaki
a. Vải Kaki là gì?
Vải Kaki (Khaki) là loại vải dệt thoi được làm từ sợi cotton hoặc pha trộn với các loại sợi khác. Cấu trúc vải được dệt chặt chẽ, mật độ sợi rất dày và theo kiểu dệt chéo.
Ngày nay, Kaki được kết hợp với nhiều chất liệu khác như spandex hoặc sợi tổng hợp để tăng thêm những đặc tính vượt trội và hạn chế một vài nhược điểm. Chính điều này đã giúp Kaki có sự ứng dụng đa dạng, đáp ứng nhiều nhu cầu của người dùng.
b. Nguồn gốc vải Kaki
Kaki có nguồn gốc từ Ấn Độ vào khoảng giữa thế kỷ 19, xuất hiện đầu tiên với mục đích quân sự, sau đó mới dần phổ biến trong đời sống thường ngày và trở thành một chất liệu được ưa chuộng trong ngành thời trang.
Chất liệu Kaki ra đời và trải qua nhiều giai đoạn phát triển:
- Năm 1846: Thiếu tá Henry Lawrence (1806 – 1857) – người Anh – đã giới thiệu loại vải mới có tên gọi “Kaki” cho Quân đoàn Hướng dẫn viên.
- Năm 1848: Nhờ những ưu điểm vượt trội như độ bền, màu sắc phù hợp với môi trường tác chiến, Kaki nhanh chóng được sử dụng rộng rãi cho các trung đoàn và binh lính tại Anh và Ấn Độ.
- Năm 1868: Kaki chính thức được sử dụng trong cuộc thám hiểm đến Abyssinia (nay là Ethiopia) của quân đội Anh.
- Cuối thế kỷ 19: Kaki được quân đội Ấn Độ sử dụng trong chiến dịch quân sự tại Ethiopia.
- Năm 1898: Trong chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha, quân đội Hoa Kỳ đã thay thế trang phục màu xanh truyền thống bằng Kaki, đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho sự phổ biến của chất liệu này.
Trải qua nhiều thập kỷ, Kaki không chỉ giới hạn trong quân đội mà còn được sử dụng rộng rãi trong thời trang dân dụng. Nhờ sự kết hợp với các chất liệu tổng hợp, Kaki ngày càng đa dạng về màu sắc, kiểu dáng và tính năng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.
2. Vải Kaki Có Những Đặc Điểm Nổi Bật Nào?
Vải Kaki sở hữu độ bền cao, thoáng mát, khả năng co giãn tốt, ít nhăn và đa dạng màu sắc. Tuy nhiên loại vải này hơi thô và cứng, khả năng bám bui cao, khó nhuộm màu nên cần cân nhắc trước khi lựa chọn để phù hợp với nhu cầu.
a. Vải Kaki có ưu điểm nổi bật nào?
Nhờ có ưu điểm về độ bền cao, thoáng mát, co giãn tốt, ít nhăn và đa dạng màu sắc, vải kaki ngày càng được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong ngành may mặc.
- Độ bền cao: Sợi cotton trong Kaki được dệt với mật độ cao, tạo nên cấu trúc chắc chắn, giúp vải chống rách, chống xước hiệu quả.
- Thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt: Vải Kaki có khả năng thông khí tuyệt vời, giúp người mặc luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu, đặc biệt trong những ngày nóng bức. Chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt, hạn chế tình trạng bí bách, khó chịu, mang đến sự khô ráo và thoáng mát cho người sử dụng.
- Khả năng co giãn tốt: Nhờ cấu trúc dệt đặc biệt, Kaki có độ co giãn vừa phải, mang đến sự thoải mái trong vận động. Khả năng co giãn giúp Kaki ôm sát cơ thể, tôn lên vóc dáng, đặc biệt phù hợp với các loại trang phục ôm body hoặc cần sự linh hoạt khi vận động.
- Ít nhăn: Vải Kaki ít bị nhăn hơn so với các loại vải cotton thông thường, giúp tiết kiệm thời gian ủi đồ. Đặc biệt, chất liệu này còn có khả năng giữ form dáng tốt, hạn chế mất nếp sau khi giặt.
- Đa dạng màu sắc: Vải Kaki có nhiều màu sắc phong phú, từ các tông màu trung tính như be, nâu, xanh rêu đến các tông màu nổi bật như đỏ, cam, xanh dương,… đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ đa dạng của người dùng.
Ngoài ra, Kaki còn là loại vải có khả năng kháng khuẩn, chống nấm mốc tốt, dễ giặt ủi, không kén máy giặt, chất liệu mau khô nên khá tiết kiệm thời gian phơi phóng. Đặc biệt, so với các loại vải cao cấp khác, Kaki có giá thành tương đối hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.
b. Vải Kaki có những điểm hạn chế nào?
Bởi đặc tính chất liệu hơi thô nên Kaki không phù hợp với các kiểu trang phục mềm mại, quyến rũ mà chỉ phù hợp với những trang phục cần form cứng cáp. Chất liệu này cũng không phù hợp để thiết kế các bộ trang phục nhiều chi tiết và cầu kỳ.
Không những thế, Kaki có cấu trúc sợi dệt chặt nên khó nhuộm màu hơn các loại vải khác và khả năng bám bụi cũng cao hơn. Một số loại vải Kaki có thể gây bí bách (như Kaki pha polyester, spandex) hoặc xù lông sau một thời gian sử dụng (như Kaki cotton).
3. Vải Kaki Được Phân Loại Như Thế Nào?
Vải Kaki được phân loại theo hai tiêu chí chính là chất liệu và kiểu dệt.
a. Phân loại theo chất liệu
Dựa theo chất liệu, vải Kaki được phân thành 5 loại chính bao gồm Kaki cotton 100%, Kaki 65/35, Kaki thun, Kaki không thun và Kaki pha. Dưới đây là chi tiết về đặc điểm từng loại vải:
-
Kaki cotton 100%:
Là loại vải phổ biến nhất, được dệt từ 100% cotton. Kaki cotton sở hữu những ưu điểm như mềm mại, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, co giãn nhẹ và ít nhăn. Tuy nhiên, loại vải này có thể hơi xù lông sau một thời gian sử dụng.
Với nguồn gốc từ 100% cotton nên giá vải kaki cotton cao hơn rất nhiều so với những loại vải khác.
-
Vải Kaki 65/35:
Là sự kết hợp giữa 65% sợi cotton và 35% sợi polyester, loại vải này có độ bền cao, ít nhăn hơn vải Kaki cotton 100%, co giãn nhẹ và giá thành rẻ hơn.
Vải Kaki 65/35 thường được sử dụng để may đồng phục học sinh, công nhân, quần áo thời trang,…
-
Kaki không thun:
Kaki không thun còn được gọi là kaki thô, là sự kết hợp giữ chất liệu cotton và pha thêm kaki bố nên độ cứng cao, ít nhăn và khi sờ có cảm giác thô ráp.
Chất kaki không thun thường cứng và giữ form tốt nên được sử dụng chủ yếu để may trang phục là các loại quần, áo khoác.
-
Kaki thun:
Kaki thun được dệt nên từ sợi cotton, sợi nhân tạo hay kết hợp cả hai. Vải không quá dày mà cũng không quá mỏng, tạo được cảm giác nhẹ nhàng cho người mặc.
Chất Kaki thun được sử dụng nhiều để may các loại trang phục như đầm, chân váy, đồng phục,…
-
Kaki pha:
Là loại vải được dệt từ hai hoặc nhiều loại sợi khác nhau, trong đó có ít nhất một loại là sợi Kaki. Loại vải này có thể pha trộn với nhiều loại sợi khác nhau như cotton, polyester, nylon, spandex,… Tùy vào tỷ lệ pha trộn mà vải Kaki pha sẽ có những đặc tính riêng biệt.
- Kaki polyester: Loại vải này có độ bền cao hơn, ít nhăn, dễ giặt ủi và giữ form tốt hơn so với Kaki cotton nguyên bản. Tuy nhiên, Kaki polyester có đặc tính ít co giãn, khả năng thấm hút mồ hôi kém và giặt khá lâu khô.
- Kaki spandex: Loại vải này có thêm thành phần spandex, mang đến độ co giãn tốt hơn, ôm sát cơ thể hơn, phù hợp cho các trang phục cần vận động nhiều. Tuy nhiên, Kaki spandex có thể gây bí bách trong những ngày nắng nóng.
- …
b. Phân loại theo kiểu dệt
Dựa vào kiểu dệt, vải Kaki được phân loại thành Kaki trơn, Kaki chéo và Kaki rib. Mỗi loại kiểu dệt sẽ có những ưu nhược khác nhau và phù hợp với từng ứng dụng trang phục cụ thể.
-
Kaki trơn
Kaki trơn có bề mặt vải trơn mịn, ít họa tiết. Ưu điểm của vải là thanh lịch, đơn giản, dễ dàng vệ sinh và giặt ủi.
Tuy nhiên do ít họa tiết nên dễ tạo cảm giác đơn điệu, không nổi bật. Loại vải này phù hợp cho các trang phục công sở, dạo phố cần lịch sự.
-
Kaki chéo
Kaki chéo với sợi vải được dệt chéo tạo thành các đường vân nhỏ trên bề mặt. Loại vải này có độ bền cao, ít nhăn và tạo cảm giác thanh lịch, sang trọng. Do đó, giá thành cũng cao hơn so với Kaki trơn.
-
Kaki rib
Kaki rib có sợi vải được dệt theo kiểu gân, co giãn tốt, tạo sự năng động, trẻ trung khi ứng dụng trang phục.
Loại vải này phù hợp cho các trang phục ôm sát cơ thể, cần vận động nhiều. Tuy nhiên nếu thiết kế không khéo dễ để lộ khuyết điểm, bảo quản không kỹ sẽ bị dão sau thời gian sử dụng.
4. Ứng Dụng Vải Kaki Trong May Mặc
Vải kaki được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nhiều loại trang phục, phụ kiện và các vật dụng khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
a. Vải Kaki được ứng dụng như thế nào trong may mặc?
Nhờ sở hữu những đặc tính ưu việt mà vải Kaki được ứng dụng rộng rãi trong ngành may mặc, từ trang phục, phụ kiện cho đến các vật dụng trong đời sống.
Một số ứng dụng của vải Kaki trong may mặc phổ biến:
-
- Trang phục: Vải Kaki được ứng dụng để làm nhiều loại trang phục, trong đó phổ biến nhất là quần áo thời trang, đồ bảo hộ lao động, trang phục công sở, vest, đồng phục,…
- Quần áo thời trang: Được sử dụng để may quần tây, quần short, váy, đầm,… với nhiều kiểu dáng, mẫu mã phong phú.
- Đồ bảo hộ lao động: Nhờ độ bền cao, khả năng chống bụi bẩn tốt và đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Kaki thường được dùng để may quần áo, găng tay, mũ nón,… cho công nhân lao động.
- Trang phục công sở: Sở hữu khả năng giữ nếp và lên form chuẩn, Kaki có thể tạo nên những bộ trang phục công sở thanh lịch, chuyên nghiệp và thoải mái, phù hợp cho cả nam và nữ.
- Vest: Chất liệu Kaki cao cấp được sử dụng để may vest nam, mang đến sự sang trọng và đẳng cấp.
- Đồng phục học sinh và nhân viên: Đặc tính bền bỉ, dễ giặt ủi của vải Kaki phù hợp với nhiều môi trường học tập và làm việc, tạo nên những bộ đồng phục chất lượng.
- Trang phục: Vải Kaki được ứng dụng để làm nhiều loại trang phục, trong đó phổ biến nhất là quần áo thời trang, đồ bảo hộ lao động, trang phục công sở, vest, đồng phục,…
- Phụ kiện:
-
- Balo và túi xách: Kaki có mật độ vải dày, khả năng chống thấm cao nên phù hợp để may balo, túi xách thời trang, túi xách du lịch.
-
- Mũ nón: Được sử dụng để may mũ lưỡi trai, mũ rộng vành,… với nhiều kiểu dáng, màu sắc đa dạng, phù hợp cho cả nam và nữ.
-
- Tạp dề: Với độ bền cao, dễ dàng vệ sinh và khả năng chống thấm nước tốt, đây là chất liệu lý tưởng để may tạp dề cho đầu bếp, nhân viên pha chế, bà nội trợ,…
- Vật dụng đời sống:
-
- Lều trại và bạt che: Với mật độ vải dày, chống thấm nước tốt, độ bền cao Kaki là lựa chọn lý tưởng cho lều trại dã ngoại, cắm trại và bạt che nắng che mưa.
- Rèm cửa, khăn trải bàn, vỏ gối: Sở hữu khả năng cản sáng tốt, dễ dàng vệ sinh mà chất liệu này có thể ứng dụng làm rèm, khăn trải bàn,… mang lại sự ấm cúng cho không gian sống.
b. Top trang phục phổ biến sử dụng vải Kaki
Dưới đây là một số ứng dụng trang phục quần, đầm, chân váy, sơ mi, áo khoác, đồ bảo hộ lao động sử dụng vải Kaki làm chất liệu chính.
-
Quần vải kaki
-
Đầm và chân váy vải kaki
-
Sơ mi vải kaki
-
Áo khoác vải kaki
-
Đồ bảo hộ lao động
Những Câu Hỏi Phổ Biến Về Vải Kaki
1. Lưu ý gì khi lựa chọn vải Kaki?
Trước khi lựa chọn vải Kaki cần quan tâm đến mục đích sử dụng, chọn đúng màu sắc, kiểm tra kỹ chất lượng vải để tránh “tiền mất tật mang”. Cụ thể:
- Xác định mục đích sử dụng: Tùy vào mục đích làm trang phục, phụ kiện hay nội thất,… sẽ chọn các chất liệu Kaki khác nhau để đảm bảo mang đến sự thoải mái và giá thành hợp lý.
- Nếu muốn may quần áo mặc hàng ngày Kaki cotton 100%, Kaki 65/35 là sự lựa chọn phù hợp.
- Muốn may phụ kiện thì ưu tiên các chất liệu Kaki dày và độ bên cao như Kaki polyester.
- Nếu bạn muốn may vỏ gối, nên chọn vải Kaki mềm mại và thoáng khí, ví dụ như Kaki cotton 100% mỏng.
- Chọn màu sắc phù hợp: Màu sắc của vải Kaki rất đa dạng, từ các màu basic như đen, trắng, xám đến các màu sắc nổi bật như đỏ, xanh dương, vàng,… Bạn nên chọn màu sắc phù hợp với sở thích, cá tính và mục đích sử dụng của mình. Nên lưu ý rằng màu sắc của vải Kaki có thể bị phai sau một thời gian sử dụng, đặc biệt là khi giặt với nước nóng hoặc phơi nắng trực tiếp.
- Kiểm tra chất lượng vải: Nên chọn mua vải Kaki tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng vải tốt. Khi mua vải, bạn nên kiểm tra kỹ chất lượng vải, bao gồm độ dày, độ mịn, độ bền màu, đường may,… Vải nên có mùi thơm tự nhiên, không có mùi hóa chất hoặc mùi ẩm mốc.
2. Quy trình sản xuất vải Kaki như thế nào?
Quy trình sản xuất vải Kaki diễn ra theo 4 bước bao gồm thu hoạch bông, kéo sợi, dệt vải và nhuộm màu vải. Cụ thể:
- Bước 1: Thu hoạch bông:
Thu hoạch bông, phân loại, chọn lựa, sơ chế và loại bỏ bông kém chất lượng. Sau đó đóng thành kiện bông lớn để chuyển sang bước kéo sợi.
- Bước 2: Kéo sợi:
Các sợi bông được tiệt trùng và đánh rối thành miếng phẳng đều. Sau đó tiếp tục được kéo thô để tăng độ bền và dai cho sợi. Các sợi sau khi được hình thành sẽ bước vào giai đoạn hồ sợi dọc. Đây là giai đoạn mà các sợi bông sẽ được bọc hồ tinh bột và một số chất nhân tạo để giúp cho sợi vải tăng được độ bền và độ trơn bóng cho vải.
- Bước 3: Dệt vải:
Vải được dệt theo kiểu dệt vân chéo, các sợi dọc sẽ được kết hợp với các sợi ngang. Sau khi được dệt xong vải sẽ tiếp tục được nấu ở áp suất cao trong các chất phụ gia để loại bỏ lớp hồ còn sót lại.
- Bước 4: Nhuộm màu vải:
Vải kaki sau khi được tẩy trắng hoàn toàn sẽ được nhuộm các màu đa dạng, phù hợp với nhu cầu, đơn đặt hàng, hoặc một số những yêu cầu khác của thị trường. Công đoạn nhuộm màu này diễn ra khá đơn giản do đã được tẩy trắng.
3. Làm thế nào để giặt quần áo vải Kaki không bị bay màu?
Để giặt quần áo vải Kaki không bay màu, nên áp dụng các mẹo sau:
- Hạn chế giặt máy, nên giặt tay giúp vải kaki không bị xù lông. Đồng thời, giúp vải không bị bạc màu nhanh chóng so với giặt máy.
- Nên lộn trái mặt vải trước khi giặt để tránh bạc màu vải, nếu có, chỉ bạc màu mặt trái của vải.
- Sử dụng các sản phẩm nước giặt, bột giặt lành tính và dịu nhẹ.
- Khi giặt xong nên giũ quần áo tránh tình trạng vải bị nhăn.
- Nên là ủi các sản phẩm từ vải kaki đồng thời treo lên bằng móc, không nên gập sẽ dẫn đến tình trạng nhăn vải.
4. Loại vải Kaki nào phù hợp nhất để may đồng phục học sinh?
Chất liệu Kaki nên lựa chọn để may đồng phục học sinh là Kaki cotton 100%. Nếu muốn hạ giá thành đồng phục có thể chọn Kaki cotton 65/35 hoặc Kaki thun, đây cũng là những loại vải được nhiều người lựa chọn.
5. Loại vải Kaki nào phù hợp nhất để may đồng phục bảo hộ lao động?
Kaki 65/35, Kaki Nỉ, Kaki Kate,… đều là những loại vải Kaki phù hợp để may đồng phục bảo hộ lao động. Tuy nhiên tùy vào môi trường làm việc, có thể biến thiên để tạo sự thoải mái và an toàn cho người lao động. Cụ thể:
- Môi trường nhiều bụi bẩn, mài mòn: Nên chọn vải Kaki dày, có độ bền cao, chống bụi bẩn tốt như Kaki 65/35, Kaki Pangrim.
- Môi trường nóng ẩm: Nên chọn vải Kaki mỏng nhẹ, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt như Kaki cotton 100%, Kaki thun.
- Môi trường hóa chất: Nên chọn vải Kaki có khả năng chống hóa chất tốt như Kaki tráng cao su, Kaki tráng PVC.
- Môi trường lạnh: Nên chọn vải Kaki dày, giữ ấm tốt như Kaki Nỉ, Kaki Fleece.
6. Giá vải Kaki mới nhất hiện nay là bao nhiêu?
Dưới đây là giá của một số loại vải Kaki phổ biến:
Loại vải Kaki | Giá (VNĐ/mét) |
Vải Kaki cotton 100% (mỏng) | 35.000 – 50.000 |
Vải Kaki cotton 100% (dày) | 60.000 – 80.000 |
Vải Kaki 65/35 (mỏng) | 25.000 – 40.000 |
Vải Kaki 65/35 (dày) | 45.000 – 60.000 |
Vải Kaki thun (mỏng) | 30.000 – 50.000 |
Vải Kaki thun (dày) | 55.000 – 70.000 |
7. Đơn vị nào gia công trang phục vải Kaki đẹp, chuyên nghiệp?
Là công ty may hàng đầu chuyên gia công các sản phẩm thời trang, may đồng phục theo yêu cầu với đa dạng chất liệu, DONY tự tin mang đến sản phẩm được kiểm soát chất lượng chuẩn nhất, đáp ứng tiêu chí Đẹp – Bền – Rẻ.
Lý do nên hợp tác với DONY:
- Hệ thống máy móc đa dạng, phục vụ nhu cầu gia công, in ấn số lượng lớn.
- Quy mô xưởng may rộng, vận hành theo dây chuyền chuyên nghiệp.
- Đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, báo giá nhanh chóng.
- Miễn phí hoàn toàn khâu thiết kế và gia công mẫu với các đơn hàng số lượng lớn.
- Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra mới thanh toán.
- Nguồn vải có sẵn chất lượng, đa dạng chất liệu và được đảm bảo nguồn gốc và an toàn.
Đặc biệt, dù đơn hàng nhỏ lẻ hoặc quy mô lớn, DONY tự tin hoàn tiền 100% nếu sản phẩm không đúng như cam kết ban đầu hoặc không hài lòng về chất lượng sản phẩm.
Khách hàng có nhu cầu gia công áo quần thời trang, đồng phục, đồ bảo hộ lao động chất liệu Kaki hoặc các loại chất liệu khác giá tốt, liên hệ ngay với DONY để được hỗ trợ. Hy vọng với những thông tin trên, khách hàng phần nào hiểu rõ về chất liệu Kaki và có cho mình sự lựa chọn đúng đắn.