Hướng Dẫn Kỹ Năng Bán Quần Áo Khách Không Thể Từ Chối
Kỹ năng bán quần áo là tập hợp các phương pháp, chiến lược và kỹ thuật được sử dụng bởi nhân viên bán hàng trong ngành thời trang để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Những kỹ năng này bao gồm khả năng tư vấn phong cách, hiểu biết về xu hướng thời trang, kỹ năng giao tiếp và khả năng đọc tâm lý khách hàng.
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Hội, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân: “Kỹ năng bán hàng trong ngành thời trang không chỉ đơn thuần là việc thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Nó là một quá trình tạo ra trải nghiệm mua sắm tích cực, trong đó 78% quyết định mua hàng dựa trên cảm xúc và trải nghiệm của khách hàng tại cửa hàng.”
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết và chiến lược hiệu quả giúp nâng cao khả năng bán hàng trong lĩnh vực thời trang. Từ việc xây dựng kiến thức chuyên môn đến cách tiếp cận khách hàng một cách tinh tế, bạn sẽ học được cách biến mỗi tương tác thành cơ hội bán hàng thành công. Hãy cùng tìm hiểu cách tạo ra trải nghiệm mua sắm đáng nhớ cho khách hàng, đồng thời tối ưu hóa doanh số bán hàng của bạn.
Kỹ Năng Cần Biết Của Nhân Viên Bán Quần Áo
Kiến Thức Về Mảng Thời Trang
Bạn muốn thuyết phục khách mua quần áo thì trước hết, hãy trang bị cho bản thân những kiến thức về thời trang: xu hướng, hot trend hiện nay, style, chất liệu vải… Khi hiểu biết về các điều này, bạn hoàn toàn có thể tự tin tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách như:
- Áo quần này chất liệu gì?
- Mặc có mát, có co giãn không?
- Có bị xù lông không?
…
Bên cạnh đó, hãy là người có gu thẩm mỹ ấn tượng. Nên tìm hiểu về xu hướng, cách mix – match áo quần để giúp khách có được những outfit đẹp, ưng ý nhất.
Tư Vấn Gu Thời Trang Phù Hợp Với Khách Hàng
Mỗi khách hàng sẽ có phong cách thời trang khác nhau, có người sẽ có gu thẩm mỹ tốt, có người không. Vậy nên một trong những kỹ năng bán quần áo quan trọng chính là biết quan sát cách ăn mặc, dáng người của khách hàng.
Thông thường, khách sẽ có xu hướng chọn những thiết kế với phong cách tương tự như món đồ đang mặc trên người. Hoặc với những khách chưa am hiểu nhiều về thời trang, hãy nhắc đến kiểu dáng, màu sắc được ưa chuộng… rồi gợi ý những item phù hợp, như vậy sẽ dễ khiến khách siêu lòng và “chốt sale” thành công.
Một điều không nên khi bán quần áo đó là khen quá đà (khách mặc gì cũng khen đẹp), thổi phồng. Điều này sẽ làm khách mất tự nhiên, không tin tưởng và thậm chí có thể khiến họ có suy nghĩ “trái ngược”. Hãy nhận xét một cách linh hoạt tự nhiên, có chuyên môn và chiều sâu.
Biết Cách Chăm Chút Về Ngoại Hình
Cách ăn mặc đẹp, ưa nhìn, nói chuyện lưu loát và luôn tươi cười sẽ dễ khiến hàng tăng thiện cảm. Vì vậy, người bán nên chú ý trong cách ăn mặc và có thể trang điểm một chút. Nếu bán quần áo mà trông quê mùa, lôi thôi thì chắc chắn khách sẽ không tin tưởng về con mắt thẩm mỹ rồi.
Quan Sát Tâm Lý, Lắng Nghe Và Chủ Động Kết Thân Với Khách Hàng
Khi thấy khách đang băn khoăn về mẫu áo quần, đang do dự không muốn thử hoặc mua đồ thì nên tìm hiểu tâm lý, sự băn khoăn của khách. Bạn có thể khéo léo đưa ra những câu hỏi để xem lý do không muốn là gì? Khách đang cần mẫu sản phẩm như thế nào?
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động giao lưu trò chuyện và nhớ tên khách, việc này sẽ giúp khách hàng vui vẻ, tăng thiện cảm hơn với chính người bán cũng như shop quần áo.
Đặc biệt, điều “tối kỵ” trong bán quần áo chính là phân biệt khách hàng. Hãy nhớ rằng dù khách ăn mặc như thế nào, có ngoại hình ra sao vẫn phải giữ thái độ chuyên nghiệp và sẵn sàng phục vụ hết mình.
Luôn Khuyến Khích Khách Hàng Thử Đồ
Việc khuyến khích khách hàng thử đồ sẽ tăng cơ hội bán được sản phẩm. Nhiều người sẽ cảm thấy phiền khi thử đồ, bởi vậy đôi lúc họ không “mặn mà” với sản phẩm. Tuy nhiên, nếu thuyết phục được khách ướm lên người, khách thấy đẹp, phù hợp thì họ sẽ sẵn lòng mua ngay.
Luôn Luôn Nở Nụ Cười Với Khách
Luôn nở nụ cười sẽ tạo thiện cảm với khách đến cửa hàng, khiến họ vui vẻ, dễ lắng nghe bạn tư vấn. Còn với các shop online, bạn có thể thực hiện bằng cách trả lời tin nhắn nhanh, tư vấn nhiệt tình.
Bí Quyết Xử Lý Khi Khách Không Muốn Thử Đồ Hoặc Chê Sản Phẩm Xấu
Khi kinh doanh áo quần, chắc chắn người bán sẽ gặp nhiều tình huống tương tự như trên. Lúc này, hãy vận dụng những kỹ năng bán quần áo một cách linh hoạt để khiến khách không thể chối từ.
Khi Khách Hàng Chê Sản Phẩm Xấu
Với trường hợp này, bạn không nên tỏ ra khó chịu mà hãy nở nụ cười thân thiện, lắng nghe khách đưa ra nhận xét. Sau đó tìm hiểu lý do khách không hài lòng với sản phẩm qua các câu hỏi như:
“Chị không thích mẫu áo này ở điểm nào ạ?”
“Chị muốn tìm kiểu áo như thế nào để em tìm giúp chị ạ?”
Khi đã nhận được ý kiến từ khách hàng, hãy giới thiệu mẫu áo quần khác phù hợp và mời khách đi thử. Nếu được, bạn hãy chọn tầm vài mẫu để khách có nhiều lựa chọn hơn. Sau đó phân tích và nhận xét để khách thấy bộ nào là đẹp, hợp nhất với họ.
Khi Khách Hàng Không Muốn Thử Đồ
Khách không muốn thử đồ có thể do nhiều nguyên nhân: khách quan (thời tiết quá nóng hoặc lạnh…), chủ quan (khách ngại phiền…).
Nếu do nguyên nhân khách quan từ thời tiết, cơ sở vật chất thì hãy đảm bảo phòng thử đồ luôn thoáng mát, sạch sẽ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
Nếu do nguyên nhân chủ quan, bạn hãy niềm nở, khéo léo nêu lên những điểm nổi bật của sản phẩm và cho thấy chúng thích hợp với khách hàng, nếu bỏ qua thì rất đáng tiếc. Chẳng hạn khi khách hàng do dự về chiếc váy, bạn có thể tư vấn như sau:
“Chị thật có gu thời trang đấy ạ. Đây là mẫu mới về bên em đang bán rất chạy. Dáng chị mặc lên chắc chắn sẽ đẹp. Chị qua phòng thử đồ thử xem lên người sẽ như thế nào nhé.”
“Tuy cùng một mẫu váy nhưng mỗi người mặc lên trông sẽ khác nhau đấy ạ. Chị nên thử để xem nó có hợp với mình không? Nếu chỗ không ưng ý thì bên em sẽ sửa lại ạ.”
“Chị thử xem váy có vừa người không ạ? Nếu mặc lên không vừa thì chị không mua cũng không thấy tiếc.”
Tuy nhiên, không nên mời khách hàng thử đồ quá ba lần, khách sẽ cảm thấy khó chịu khi bị làm phiền.
Trên đây là những chia sẻ về kỹ năng bán quần áo khách khiến không thể chối từ. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích với bạn. Chúc các chủ shop bán hàng thành công.
Các câu hỏi liên quan
Làm thế nào để xác định chính xác kích cỡ quần áo cho khách hàng?
Để xác định chính xác kích cỡ, sử dụng bảng size chuẩn và thước đo. Đo các vị trí quan trọng như ngực, eo, hông với độ chính xác 0.5cm. So sánh số đo với bảng size của thương hiệu. Lưu ý rằng 68% khách hàng coi việc chọn đúng size là yếu tố quan trọng nhất khi mua sắm trực tuyến.
Làm thế nào để xử lý khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm?
Áp dụng quy trình LATAR (Listen, Apologize, Thank, Act, Review). Lắng nghe khách hàng, xin lỗi chân thành, cảm ơn họ đã phản hồi, hành động khắc phục ngay lập tức, và xem xét lại quy trình để cải thiện. 95% khách hàng sẽ tiếp tục mua sắm nếu khiếu nại được xử lý tốt.
Làm sao để tạo trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa cho khách hàng?
Sử dụng phần mềm CRM để lưu trữ thông tin khách hàng như sở thích, lịch sử mua hàng. Gửi đề xuất sản phẩm phù hợp qua email. Tạo các chương trình khách hàng thân thiết với ưu đãi riêng. 80% người tiêu dùng có xu hướng mua từ các thương hiệu cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa.
Chiến lược nào hiệu quả để quản lý hàng tồn kho trong cửa hàng thời trang?
Áp dụng phương pháp ABC analysis để phân loại hàng hóa. Sử dụng phần mềm quản lý kho để theo dõi real-time. Áp dụng chiến lược Just-in-Time để giảm thiểu hàng tồn kho. Thống kê cho thấy việc quản lý kho hiệu quả có thể giảm 20-30% chi phí vận hành.
Làm thế nào để đào tạo nhân viên bán hàng hiệu quả?
Tổ chức các buổi đào tạo thực tế với tình huống giả định. Sử dụng phương pháp shadowing cho nhân viên mới. Tạo sổ tay bán hàng chi tiết. Áp dụng hệ thống KPI để đánh giá hiệu quả. Nghiên cứu chỉ ra rằng đào tạo nhân viên có thể tăng doanh số bán hàng lên 20%.
Làm sao để tạo không gian cửa hàng thu hút khách hàng?
Áp dụng nguyên tắc visual merchandising. Sử dụng ánh sáng để tạo điểm nhấn. Tạo khu vực trải nghiệm sản phẩm. Thay đổi layout thường xuyên để tạo sự mới mẻ. 75% quyết định mua hàng được đưa ra tại cửa hàng, vì vậy không gian bán hàng đóng vai trò quan trọng.
Chiến lược marketing nào hiệu quả nhất cho cửa hàng thời trang?
Kết hợp digital marketing và truyền thống. Sử dụng influencer marketing để tiếp cận đối tượng mục tiêu. Tạo content marketing hấp dẫn trên social media. Tổ chức các sự kiện thời trang. Thống kê cho thấy 70% người tiêu dùng tìm kiếm thông tin về sản phẩm thời trang trực tuyến trước khi mua.
Làm thế nào để xây dựng lòng trung thành của khách hàng?
Triển khai chương trình khách hàng thân thiết với nhiều cấp độ ưu đãi. Cung cấp dịch vụ hậu mãi tốt. Gửi email marketing cá nhân hóa. Tổ chức các sự kiện đặc biệt cho khách VIP. 65% doanh thu của cửa hàng thời trang đến từ khách hàng trung thành.