Fraud Blocker
Giới Thiệu

Phạm Quang Anh: CEO Công Ty May Mặc DONY

Phạm Quang Anh là CEO và người sáng lập Công ty TNHH May mặc DONY, một doanh nghiệp chuyên sản xuất quần áo đồng phục và khẩu trang vải xuất khẩu. Từ một cậu bé có tuổi thơ khó khăn, bị đánh giá là “tương lai u ám”, anh đã nỗ lực vươn lên trở thành một doanh nhân thành đạt với công ty riêng.

Bài viết này sẽ chia sẻ về hành trình khởi nghiệp đầy gian nan nhưng cũng nhiều bài học quý giá của anh Phạm Quang Anh. Chúng ta sẽ tìm hiểu về quá khứ khó khăn của anh, những bước đi đầu tiên trên con đường kinh doanh, quá trình xây dựng và phát triển Công ty DONY, cũng như bí quyết giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19. Câu chuyện truyền cảm hứng của CEO 8X này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho các bạn trẻ đang ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp.

Ngay khi TP.HCM mở cửa - doanh nhân 8X Phạm Quang Anh đã "thần tốc" ký hợp đồng xuất khẩu trị giá 2 triệu USD - Ảnh: NVCC
Ngay khi TP.HCM mở cửa – doanh nhân 8X Phạm Quang Anh đã “thần tốc” ký hợp đồng xuất khẩu trị giá 2 triệu USD – Ảnh: NVCC

Theo tôi, muốn kinh doanh thành công thì có lẽ nên tìm học những người thành công
– Phạm Quanh Anh, sáng lập Công ty May mặc DONY

‘Ốc tiêu’ lận đận

Sinh ra tại vùng quê nghèo ở Nghệ An, từ nhỏ Quang Anh tự nhận mình phát triển không bình thường so với trang lứa. Mắt cậu cận nặng, bị lé hay ngước lên trời và thường lẩm nhẩm một mình. Thân hình còi cọc, năm lớp 8 chỉ nặng 36kg, nên ai cũng bảo “tương lai cậu bé này u ám”.

Quang Anh nhớ lại, tuổi thơ gắn liền những bữa cơm độn sắn. “Sáng đi học và đèo em trai đến trường mẫu giáo, rồi làm việc nhà, nấu cháo heo, nấu rượu… vì ba mẹ làm quần quật cả ngày ngoài đồng đến tối mịt. Thấy tôi cực quá, ba mẹ gửi sang nhà ngoại nuôi để việc học thuận lợi hơn”, Quang Anh nhớ lại.

Quang Anh ra thị trấn sống với ông bà ngoại, bố mẹ vào rừng lập nghiệp. Cứ vài ba tuần bố mẹ ra thăm, rồi lại về.

Cuộc sống bất ổn chưa dừng lại khi kinh tế gia đình Quang Anh sa sút, bố mẹ Quang Anh phải vào Bình Phước lập nghiệp. Một lần nữa, cậu bé “ốc tiêu” được gửi cho bà con. Đến năm lớp 6, Quang Anh mới được vào Nam đoàn tụ cùng gia đình.

Nhưng cậu bé “ốc tiêu” học rất giỏi, từng đại diện cho tỉnh Bình Phước đi thi học sinh giỏi quốc gia môn sinh học. Năm 2003, Quang Anh đỗ cao vào trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM, ngành Công nghệ Sinh học. Tốt nghiệp, anh xin ở lại làm nghiên cứu sinh, với quyết tâm được du học. Nhưng điều kiện khó khăn, ước mơ đó buộc phải dừng giữa chừng.

Cuối năm 2007, một lần tình cờ đọc báo thấy tuyển nhân viên lương tháng 10 triệu đồng của một công ty truyền thông, anh ứng tuyển. Vào làm Quang Anh mới biết mỗi tháng chỉ được hỗ trợ 200.000 đồng tiền xăng. Công việc vừa làm PR, vừa viết bài về các doanh nhân, vừa bán gói sản phẩm… Chính môi trường này đã cho Quang Anh học hỏi về các gương làm giàu.

Công việc đang trôi chảy, cuối 2008, kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, kéo theo trong nước các doanh nghiệp cắt giảm chi phí truyền thông. Nhận thấy công việc bấp bênh, đang bế tắc, anh được một đối tác cũ mời về làm. Vị này có công ty riêng đa ngành, trong đó có mảng xây dựng. Sau một tháng thử việc, Quang Anh thấy không phù hợp nên xin chuyển sang lĩnh vực may mặc với suy nghĩ nhu cầu ngành này lớn hơn.

Và ngay từ đơn hàng đầu tiên, anh đã vấp phải khó khăn. Khách đặt may đồng phục yêu cầu phải làm mẫu trước mà giá một mẫu chi phí tới 15 triệu đồng, nên giám đốc anh không chấp nhận.

Kiên trì thuyết phục, cuối cùng giám đốc đồng ý, nhưng thòng thêm điều kiện “nếu có ký hợp đồng thì công ty cho pháp nhân chứ không chịu chi phí bỏ ra. Tất cả phải tự làm lấy”. Quang Anh phải thuyết phục cả phòng kinh doanh 5 người. Ai cũng ủng hộ, nhưng vấn đề là lấy đâu ra tiền.

Tính đủ đường, anh quyết định cầm chiếc xe máy đang chạy và laptop được 9 triệu để hùn hạp với anh em, mỗi người chiếm 20% trong dự án này. Hợp đồng may mắn thành công, nhưng chính điều này khiến giám đốc của anh không vui.

Cuối năm 2009, năm người cùng phòng mở công ty riêng. Nhưng sự khác biệt về tư duy, mục tiêu của mỗi cá nhân, nên chỉ một thời gian công ty tan rã.

Năm 2010, Quang Anh mở công ty may mặc Duy Nguyễn chuyên làm quần áo đồng phục. Vốn ít, làm việc đơn độc, tài chính không dư dả, thậm chí anh vẫn phải đi dạy kèm… Mấy tháng sau, Quang Anh bị lao phổi nặng, phải ở nhà dưỡng bệnh 8 tháng. Một năm sau đó, anh lập gia đình, rồi có con.

Đây là giai đoạn bế tắc, vì anh vẫn cứ theo hình thức kinh doanh cũ. Một sự cố lớn xảy ra với đơn hàng 1.000 áo thun làm cho một đối tác Nhật. Vì không có kinh nghiệm mua vải nguyên liệu nên khi nhập hàng về rồi đem giặt nước đen ngòm. Phía cung cấp lại không chịu đền, vậy là anh mất 70 triệu đồng.

Qua lần này, Quang Anh suy nghĩ đến việc dừng lại để đi làm công ăn lương, nên bàn với vợ đăng ký thi cao học. Tuy nhiên, việc học không đi đôi với thực tế thương trường khiến anh mất hào hứng. Nỗi nhớ kinh doanh lại trỗi dậy. Năm 2013, anh quyết định mở công ty mới đặt tên là DONY, lấy biểu tượng con Kangaroo, với mong muốn công ty sẽ liên tục phát triển.

‘Thành công có thể học được’

Lần này, anh đổi hướng tiếp cận khách hàng bằng cách đẩy mạnh marketing online với nhiều hình thức khác nhau, kể cả chạy quảng cáo theo ngày. “Trước đây vài tháng mới có đơn hàng, nay ngày nào cũng có khách hỏi thăm. Đơn hàng theo đó tăng lên. Mình tin rằng thành công có thể học được”, Quang Anh chia sẻ.

CEO Phạm Quang Anh – Cậu bé hồi nhỏ từng bị phán là “tương lai u ám” – vừa chốt đơn hàng 15 tỷ đồng độc quyền xuất khẩu trang sang Trung Đông.

Đi qua mùa dịch

Với diện tích 500 m2, lối vào Công ty TNHH May mặc DONY ở Bàu Cát 2 (quận Tân Bình, TP.HCM) đủ chỗ để đậu 2 – 3 chiếc xe tải cỡ trung, nhưng mấy ngày qua chật kín vì nguyên vật liệu chất ngổn ngang, lối đi chỉ còn đủ chỗ cho 3 xe máy.

Kể từ đầu tháng 3/2020, đơn hàng khẩu trang vải của DONY tăng đột biến, gấp 4 lần doanh thu mặt hàng chủ lực là đồng phục xuất khẩu. Công ty vừa hoàn thành đơn hàng trị giá 15 tỷ đồng với đối tác Trung Đông và đang chuẩn bị cho khách hàng tiếp theo với số lượng gấp đôi.

Các đơn hàng khẩu trang của Công ty đã lấp đầy đến tháng 7/2020. Doanh nhân Phạm Quang Anh, sáng lập May mặc DONY cho biết, Công ty đã phải tạm ngừng sản xuất đồng phục để dồn nhân lực may khẩu trang. Quang Anh phải chuyển gia công sang các xưởng khác để kịp tiến độ. Anh ước tính, có ít nhất 3.000 người đã được huy động may khẩu trang vải từ đầu tháng 3 đến nay.

Ý tưởng xuất khẩu khẩu trang vải đến từ Đào Tấn Điền, người bạn hồi đại học của Quang Anh. Trong thời gian dịch bệnh, Tấn Điền nhận nhiều quảng cáo khẩu trang kháng khuẩn Nhật Bản với giá 30.000 đồng/chiếc và cảm thấy khó chịu vì thông tin sai sự thật.

10 năm làm việc trong lĩnh vực y tế cộng đồng, Tấn Điền hiểu rõ quy trình sản xuất khẩu trang vải 3 lớp kháng khuẩn. Tấn Điền đã trao đổi với Quang Anh và việc chuyển hướng của Dony diễn ra không lâu sau đó. Các thủ tục đăng ký kiểm định cũng được ráo riết chuẩn bị.

Sự bùng nổ doanh số khẩu trang khiến chính Quang Anh và Tấn Điền bất ngờ. Giá trị thấp (chưa tới 1 USD/chiếc), nhưng đơn hàng rất lớn và vì sự cấp bách trong mùa dịch, nên các đối tác thanh toán tiền rất nhanh. Trong 10 – 15 ngày kể từ khi nhận đơn hàng, sản xuất rồi chuyển cho khách là có tiền về, trong khi làm đồng phục phải mất 2 – 3 tháng.

Việc đầu tư chuyển đổi của DONY gần như bằng không, vì Công ty có thể tận dụng sẵn hạ tầng, trong khi kỹ thuật may khẩu trang vải không quá khó, nhất là với doanh nghiệp đã xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, châu Âu như DONY.

Công ty tốn chi phí mua thêm máy đóng gói thành phẩm và thuê khử trùng theo công nghệ khí E.O dùng trong y tế ở nhà máy tại Bình Dương, nhưng không đáng kể so với doanh thu.

Sự chuẩn bị trong 10 năm

Sở dĩ DONY có thể bắt kịp nhu cầu khẩu trang tăng đột biến là do mô hình của Công ty là vừa sản xuất vừa làm thương mại trong ngành may mặc. Nếu theo mô hình thuần thương mại sẽ rất khó có đơn hàng do khách không thấy xưởng sản xuất, còn nếu thuần sản xuất thì số lượng nhân công sẽ tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro..

Đích thân Giám đốc 8X Phạm Quang Anh cùng với công nhân, đội ngũ quản lý Dony bàn bạc đưa ra mẫu thiết kế và bắt tay vào may từng đường kim, mũi chỉ - Ảnh: Quốc Hải
Đích thân Giám đốc 8X Phạm Quang Anh cùng với công nhân, đội ngũ quản lý Dony bàn bạc đưa ra mẫu thiết kế và bắt tay vào may từng đường kim, mũi chỉ – Ảnh: Quốc Hải

Với mô hình “lai”, việc giữ lại bộ phận sản xuất giúp DONY có thể lên mẫu sản phẩm, hiểu quy trình sản xuất. Khi đơn hàng tăng vọt, Công ty sẽ tìm các đối tác gia công bên ngoài theo chuẩn của mình. Nhờ nắm quy trình sản xuất, Quang Anh sẽ tính được thời gian cần thiết, số người cần thiết để làm ra một sản phẩm. Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá đối tác.

Thứ đến là Quang Anh rất chịu khó tiếp thị Công ty trên các website thương mại điện tử B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), tham gia các hội chợ. Hằng năm, Công ty đều dành một khoản ngân sách cho việc này.

“Tôi nghĩ, để hưởng lợi từ khẩu trang vải, một phần nhờ may mắn, một phần nhờ nền tảng mà Công ty đã xây dựng bấy lâu nay”, Quang Anh nói.

Vị thuyền trưởng DONY sinh năm 1985, tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học (Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM). Quyết định khởi nghiệp đến với anh trong quá trình làm truyền thông khi được dịp tiếp xúc nhiều doanh nhân thành đạt và nhận ra rằng, phần lớn đều xuất phát từ hai bàn tay trắng.

Chọn may mặc vì Quang Anh cho rằng, đây là ngành Việt Nam có thế mạnh, hệ sinh thái khá hoàn thiện và may mặc có nhu cầu tăng theo thời gian. Do ngành rất cạnh tranh và để phát triển bền vững, Công ty cần liên tục tối ưu hóa quy trình sản xuất, nên trong quá trình kinh doanh, Quang Anh học được rất nhiều, trong đó có cả việc thuê chuyên gia về đào tạo, tham gia các khóa học kinh doanh ngắn hạn trong và ngoài nước.

Điều may mắn nhất, theo Quang Anh, là được học đi đôi với thực hành. Kiến thức về tối ưu quy trình sản xuất được anh áp dụng ngay, vì chỉ cần mỗi ngày tiết kiệm được 1 triệu đồng cho Công ty, thì một năm tiết kiệm được hơn 300 triệu đồng.

Ít ngày nữa, xưởng thứ hai ở TP.HCM của DONY sẽ được đưa vào vận hành. Việc đầu tư để đáp ứng đơn hàng may mặc là chính, vì Quang Anh cho rằng, không thể xác định được nhu cầu khẩu trang vải trong dài hạn, trong khi mặt hàng này đang rất cạnh tranh vì đã có nhiều đơn vị trong nước sản xuất.

Các máy may túi tự động sẽ được trang bị tại tất cả cơ sở may. Việc này vừa giúp rút ngắn được 10% thời gian sản xuất đồng phục, vừa giảm thiểu tỷ lệ lỗi. Đối với Quang Anh, đầu tư vào cốt lõi doanh nghiệp là khoản đầu tư sinh lợi tốt nhất.

Trên đây là hành trình khởi nghiệp đầy gian nan nhưng cũng nhiều thành quả của anh Phạm Quang Anh – CEO Công ty May mặc DONY. Câu chuyện của anh là một minh chứng cho thấy bằng đam mê, quyết tâm và nỗ lực không ngừng, chúng ta hoàn toàn có thể biến ước mơ thành hiện thực.

Nếu bạn đang tìm kiếm những sản phẩm may mặc chất lượng cao như quần áo đồng phục, khẩu trang vải kháng khuẩn, hãy nghĩ ngay đến DONY. Với kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu lâu năm, cùng hệ thống máy móc hiện đại, DONY cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết!

3.7/5 - (3 bình chọn)
May Quần Áo Thời Trang, Đồng Phục Giá Xưởng
Cam Kết Hoàn Tiền 100% Nếu Không Đúng Cam Kết Hợp Đồng

Phạm Quang Anh

Phạm Quang Anh (Henry Pham) là một người đam mê khởi nghiệp ngành may mặc tại Việt Nam, từ năm 2013 là CEO tại CÔNG TY TNHH MAY MẶC DONY - MST: 0315676786. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề sản xuất, anh nắm vững các quy trình gia công may mặc, từ thiết kế trang phục, cắt may quần áo, in ấn, thêu logo, đến hoàn thiện. Anh còn có kiến thức sâu sắc về chất liệu vải, xu hướng thời trang, và thị hiếu trải nghiệm của khách hàng (đặc biệt là về áo thun, áo khoác, sơ mi, quần tây và mũ nón). Công ty DONY hiện tại tập trung nguồn lực vào sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm đồng phục & bảo hộ lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp, tổ chức, và trường học. Các sản phẩm của DONY được đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã đẹp, và giá cả hợp lý.

Để lại một bình luận

Lợi Thế Cạnh Tranh Của Xưởng May Đồ Thời Trang DONY
Back to top button