Fraud Blocker
Blog Tin Tức

Top 25+ Loại Vải May Mặc Phổ Biến & Ứng Dụng Thực Tế

Vải là chất liệu được sử dụng để sản xuất quần áo, trang phục và phụ kiện thời trang. Ngành công nghiệp dệt may đang phát triển mạnh mẽ với sự đa dạng về chất liệu vải. 

Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt May Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2022 đạt 44 tỷ USD, tăng trưởng 10% so với năm 2021, phục hồi mạnh sau đại dịch Covid-19. 

Điều này cho thấy tiềm năng to lớn của ngành này. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, các nhà sản xuất liên tục cải tiến công nghệ, cho ra đời nhiều loại vải mới với đặc tính ưu việt. 

Một số loại vải may mặc được sử dụng phổ biến hiện nay gồm vải cotton, vải kaki, vải jeans, vải nỉ, vải len, vải kate, vải linen, vải voan, vải lụa, vải nylon, vải canvas…

Để hiểu rõ hơn về đặc điểm từng loại vải may mặc phổ biến hiện nay, cùng khám phá qua bài viết sau nhé!

1. Vải Cotton

Vải cotton là loại vải dệt tự nhiên được làm từ sợi của cây bông. Đây là một trong những loại vải được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, đặc biệt trong may mặc. 

Vải Cotton
Vải cotton là loại vải dệt tự nhiên được làm từ sợi của cây bông

Ưu điểm:

  • Mềm mại, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt.
  • Độ bền cao, có thể giặt máy và là được.
  • Dễ nhuộm màu và in họa tiết.
  • An toàn, thân thiện với làn da nhạy cảm.

Nhược điểm:

  • Dễ bị nhăn và cần được là ủi thường xuyên. 
  • Bị co rút khi giặt trong nước nóng hoặc sấy khô ở nhiệt độ cao.
  • Màu sắc bị phai dần theo thời gian sau nhiều lần giặt.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, vải cotton chiếm đến 40% tổng sản lượng vải trên toàn thế giới. Hơn 60% quần áo trên thị trường hiện nay được may từ chất liệu này. 

Vải cotton thường được dùng để may áo phông, áo sơ mi, quần short, váy đầm, đồ lót và khăn tắm.

2. Vải Kaki

Vải kaki (Khaki) là chất liệu vải được dệt cotton 100% hoặc sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp. Vải kaki gồm 4 loại chính: Vải kaki thun, vải kaki không thun, vải kaki polyester, vải kaki cotton.

Vải Kaki (Khaki) Là Chất Liệu Vải Được Dệt Cotton 100% Hoặc Sợi Cotton Đan Chéo Với Sợi Tổng Hợp
Vải kaki (Khaki) là chất liệu vải được dệt cotton 100% hoặc sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp

Ưu điểm:

  • Bền chắc, khó rách, xước và dễ bảo quản.
  • Có độ cứng vừa phải, tạo được form dáng tốt.
  • Dễ giặt, ít bị nhăn và ít phai màu.
  • Do thành phần cotton nên vải kaki có khả năng thấm mồ hôi và thông thoáng tốt.

Nhược điểm:

  • Kém mềm mại và không thoải mái bằng vải cotton.
  • Khả năng thoáng khí kém. 
  • Một số loại kaki có giá thành cao hơn các loại vải thông thường.

Nhìn chung, vải kaki là một lựa chọn lý tưởng cho những thiết kế cần độ bền, cứng cáp và form dáng tốt như quần áo công sở, đi làm, dạo phố.

3. Vải Jeans

Vải jeans (sợi vải denim, vải bò) là chất liệu vải thô được sản xuất từ sợi cotton Duck kết hợp cùng sợi bông thô. Cấu trúc vải khá đặc biệt gồm nhiều sợi lớn và nhiều sợi nhỏ được dệt chéo với nhau, tạo nên bề mặt dày và bền chắc.

Vải Jeans (Sợi Vải Denim, Vải Bò) Là Chất Liệu Vải Thô Được Sản Xuất Từ Sợi Cotton Duck Kết Hợp Cùng Sợi Bông Thô
Vải jeans (sợi vải denim, vải bò) là chất liệu vải thô được sản xuất từ sợi cotton Duck kết hợp cùng sợi bông thô

Ưu điểm:

  • Mang lại vẻ ngoài trẻ trung, năng động và cá tính với hiệu ứng phai màu tự nhiên đẹp.
  • Có khả năng thấm hút ẩm và thoáng khí tốt, giúp người dùng cảm giác thoải mái khi sử dụng. 
  • Có thể giặt jeans bằng máy hoặc bằng tay và không cần là ủi thường xuyên. 
  • Có khả năng chịu lực, chịu mài mòn và chống rách vượt trội.

Theo thử nghiệm của ASTM International, vải jeans có thể chịu được từ 20.000 đến 50.000 chu kỳ mài mòn trước khi xuất hiện dấu hiệu hao mòn đáng kể.

Nhược điểm:

  • Kém đàn hồi và ít co giãn so với các loại vải khác.
  • Hơi nặng và cứng.
  • Dễ bị bách và khó chịu khi mặc vào thời tiết nắng nóng.
  • Không thân thiện với môi trường do quy trình sản xuất cần lượng nước và hóa chất lớn. 

Vải jeans được sử dụng chủ yếu để may quần jeans và các sản phẩm thời trang khác như váy, chân váy, túi xách, ví…  

3. Vải Nỉ

Vải nỉ là loại vải có cấu trúc hai mặt song song nhau, với một lớp lông tơ ngắn mềm mịn ở hai bề mặt. Vải nỉ thường được dệt từ sợi cotton, polyester hoặc sự kết hợp của cả hai. 

Vải Nỉ Thường Được Dệt Từ Sợi Cotton, Polyester Hoặc Sự Kết Hợp Của Cả Hai
Vải nỉ thường được dệt từ sợi cotton, polyester hoặc sự kết hợp của cả hai

Ưu điểm:

  • Nhờ lớp lông tơ ngắn mềm mịn ở hai bề mặt, vải nỉ mang lại cảm giác mềm mại và ấm áp khi mặc.
  • Có khả năng giữ nhiệt vượt trội hơn cotton, bông hay len.
  • Được thiết kế với cấu trúc hai mặt song song nhau nên không có sự phân biệt mặt trái và phải.
  • Có khả năng giữ form dáng tốt.
  • Ít nhăn, dễ chăm sóc và giặt giũ.

Nhược điểm:

  • Do cấu tạo đặc biệt của bề mặt vải, vải nỉ dễ bám bụi và khó vệ sinh hơn các loại vải khác.
  • Kém khả năng thoáng khí so với vải cotton hoặc lanh.

Vải nỉ rất phù hợp với thời trang mùa đông như áo khoác, áo ấm, áo len, hoặc các sản phẩm thời trang cao cấp.

4. Vải Len

Vải len là một loại vải dệt từ sợi của lông động vật, chủ yếu lông cừu (chiếm 96-97%) và một số lông động vật khác như lông dê (2%), lông lạc đà (1%), thỏ, bò, dê (1%). Thành phần cấu tạo cơ bản trong len là Keratin (xơ len) chiếm 90%, còn lại là một số phụ phẩm có nguồn gốc từ tóc hoặc da, mỡ.

Vải Len Là Một Loại Vải Dệt Từ Sợi Của Lông Động Vật
Vải len là một loại vải dệt từ sợi của lông động vật

Ưu điểm:

  • Có khả năng giữ ấm vượt trội hơn cotton, bông hay các loại vải khác.
  • Sở hữu chất vải mềm mại, mịn màng và thường không bị nhăn, khi mặc không gây cảm giác cộm xát, khó chịu.
  • Độ co giãn và đàn hồi cao, giúp tạo cảm giác thoải mái khi mặc.
  • Tính thẩm mỹ cao với đa dạng họa tiết và màu sắc.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao hơn các loại vải khác do quy trình sản xuất và nguồn nguyên liệu từ động vật.
  • Có khả năng hút ẩm kém hơn một số loại vải khác như cotton.
  • Dễ bị co rút và biến dạng nếu không được giặt và bảo quản đúng cách.

Theo nghiên cứu của Viện Dệt may Việt Nam, các sản phẩm len đan bằng tay có tỷ lệ hỏng hóc do xù lông lên tới 90% sau một thời gian sử dụng.

Vải len được ứng dụng rộng rãi trong may mặc, đặc biệt là các sản phẩm mùa đông như: Áo len, áo khoác, áo cardigan, áo gile, khăn choàng, mũ len, bao tay, tất, váy, chân váy, quần len… 

5. Vải Kate

Vải kate là một loại vải thuộc nhóm vải tổng hợp, được pha trộn giữa sợi nhân tạo polyester (PE) và sợi bông tự nhiên cotton theo tỷ lệ thích hợp, thường là khoảng 35% polyester và 65% cotton. Vải kate mang những đặc điểm vốn có của cả vải polyester và cotton.

Vải Kate Là Một Loại Vải Thuộc Nhóm Vải Tổng Hợp
Vải kate là một loại vải thuộc nhóm vải tổng hợp

Ưu điểm:

  • Bền, có khả năng chống nhăn tốt, giữ form dáng ổn định.
  • Có khả năng thấm hút mồ hôi tốt do thành phần chứa cotton
  • Dễ giặt và bảo quản.
  • Giữ màu sắc lâu phai.
  • Bề mặt vải kate mềm mại, không gây kích ứng cho da.

Nhược điểm:

  • Độ co giãn kém.
  • Không chịu được nhiệt độ quá cao khi là/ủi.

Vải kate được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực may mặc, từ đồng phục học sinh, công nhân cho tới trang phục thời trang, quần áo, phụ kiện balo, túi xách… 

6. Vải Linen

Vải linen (vải lanh) là một loại vải được dệt hoàn toàn từ sợi của cây lanh – một loại cây có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Các sợi vải lanh được dệt chặt tay nên các sợi vải tương đối to và có thể nhìn thấy cũng như cảm nhận được từng sợi trên bề mặt vải.

Vải Linen (Vải Lanh) Là Một Loại Vải Được Dệt Hoàn Toàn Từ Sợi Của Cây Lanh
Vải linen (vải lanh) là một loại vải được dệt hoàn toàn từ sợi của cây lanh

Ưu điểm:

  • Chất liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường.
  • Cấu trúc xốp rỗng giúp chất vải có khả năng thấm hút và thoáng khí vượt trội.
  • An toàn và lành tính cho mọi loại da, kể cả làn da nhạy cảm.
  • Trọng lượng nhẹ hơn 30-40% so với vải cotton.
  • Bề mặt vải bóng mịn, trơn nhẵn, có tính thời trang cao.

Nhược điểm: 

  • Khả năng co giãn và đàn hồi thấp.
  • Rất dễ bị nhàu, co rút sau mỗi lần giặt, đặc biệt khi giặt nước nóng và sấy ở nhiệt độ cao.
  • Mang đến cảm giác thô và cứng khi mới sử dụng.

Vải lanh thường sử dụng để may các sản phẩm mang lại cảm giác mát mẻ và thoải mái như áo sơ mi, váy, quần short… theo phong cách đơn giản, tự nhiên hoặc vintage, thủ công. 

Theo một khảo sát của tạp chí Harper’s Bazaar, có tới 78% phụ nữ chọn trang phục làm từ vải lanh cho mùa hè.

7. Vải Voan

Vải voan (hay còn gọi là vải chiffon) là chất liệu vải mỏng, nhẹ được dệt từ sợi cotton, lanh hoặc polyester. Vải voan thường được mọi người biết đến với đặc trưng phần lưới được đan dệt dưới dạng bèo lơi. Những sản phẩm từ chiffon thường có vẻ đẹp mềm mại, quyến rũ và sang trọng.

Vải Voan (Hay Còn Gọi Là Vải Chiffon) Là Chất Liệu Vải Mỏng
Vải voan (hay còn gọi là vải chiffon) là chất liệu vải mỏng

Ưu điểm:

  • Mang lại cảm giác mềm mại, nhẹ nhàng và bay bổng, thoải mái cho người mặc.
  • Nhờ độ mỏng và cấu trúc dệt thưa, vải voan có khả năng thoát nhiệt tốt, giúp người mặc cảm thấy mát mẻ, dễ chịu, đặc biệt phù hợp cho mùa hè.
  • Sở hữu độ bóng tự nhiên, tạo nên vẻ đẹp sang trọng và tinh tế cho trang phục.
  • dễ dàng nhuộm màu với nhiều gam màu khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng.

Nhược điểm:

  • Dễ bị rách hoặc xước nếu không được bảo quản cẩn thận.
  • Dễ bị nhăn, bám bụi khi sử dụng.
  • Kén dáng người mặc, có thể lộ khuyết điểm cơ thể. 

Vải voan được sử dụng để may nhiều loại trang phục khác nhau như váy, áo, đầm, phụ kiện,… Ngoài ra, voan còn được ứng dụng trong trang trí nội thất, làm rèm cửa, khăn voan,…

8. Vải Lụa

Vải lụa là loại vải mỏng, mịn, được dệt từ các sợi tơ tự nhiên, trong đó loại lụa tốt nhất được dệt từ tơ tằm. Quá trình tạo ra vải lụa đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu, bắt đầu từ việc nuôi tằm, thu hoạch kén, se tơ và dệt thành vải.

Vải Lụa Là Loại Vải Mỏng, Mịn, Được Dệt Từ Các Sợi Tơ Tự Nhiên
Vải lụa là loại vải mỏng, mịn, được dệt từ các sợi tơ tự nhiên

Ưu điểm: 

  • Bề mặt rất mềm mại và mịn màng, mang lại cảm giác thoải mái khi sờ vào.
  • Nhẹ, thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt, lý tưởng cho trang phục mùa hè.
  • Sở hữu độ bóng tự nhiên, tạo nên vẻ đẹp sang trọng và quý phái cho trang phục. 
  • Bề mặt lụa dịu nhẹ, không gây kích ứng cho da nhạy cảm.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao.
  • Dễ nhăn, mong manh và dễ rách.
  • Kén dáng người mặc. 

Lụa được sử dụng rộng rãi trong thời trang cao cấp cho váy, áo sơ mi, khăn quàng, cà vạt, đồ lót… Vẻ ngoài và cảm giác sang trọng của chất liệu khiến lụa trở nên phổ biến cho trang phục dạ hội và các dịp đặc biệt.

9. Vải Nylon

Nylon là một loại vải tổng hợp, được làm từ hóa dầu và than đá, không chứa thành phần hữu cơ. Nylon được phát minh vào năm 1935 bởi Wallace Hume Carothers (Mỹ).

Nylon Là Một Loại Vải Tổng Hợp, Được Làm Từ Hóa Dầu Và Than Đá
Nylon là một loại vải tổng hợp, được làm từ hóa dầu và than đá

Ưu điểm:

  • Độ bền cao, khó bị rách và chống mài mòn tuyệt vời.
  • Có khả năng chống nước, chống bụi, dễ nhuộm màu.
  • Độ co giãn và đàn hồi tốt, luôn đảm bảo độ bền và dễ dàng khôi phục lại trạng thái ban đầu.
  • Bề mặt vải nylon bóng, sáng và mềm mại. Khi thử và gấp, vải nylon rất ít nhăn.

Nhược điểm:

  • Gây nóng bức, bí hơi và bết dính vào da khi người mặc ra nhiều mồ hôi.
  • Không thấm nước hoặc ngấm ít và chậm khi tiếp xúc với chất lỏng.

Chất liệu này thích hợp làm đồ bơi, trang phục thể thao, áo khoác… 

10. Vải Canvas

Vải canvas (vải bố) được dệt từ sợi của cây gai dầu. Ngày nay, vải canvas còn được kết hợp với nhiều nguyên liệu khác như cotton, lanh, hemp và sợi tổng hợp để tạo ra các loại vải canvas đa dạng.

Vải Canvas (Vải Bố) Được Dệt Từ Sợi Của Cây Gai Dầu
Vải canvas (vải bố) được dệt từ sợi của cây gai dầu

Ưu điểm:

  • Có độ bền cao, khó bị rách và chống mài mòn tốt.
  • Chống thấm nước tốt, giữ màu tốt ngay cả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
  • Dễ dàng kết hợp với các chất liệu hóa học khác để tăng thêm các tính bền, tính thấm nước cũng như bổ sung các đặc tính khác như tính chống cháy, không nấm mốc.

Nhược điểm:

  • Trọng lượng khá nặng, khó giặt giũ, lâu khô.
  • Dễ bám bụi bẩn và cần được giặt giũ thường xuyên do sở hữu bề mặt dệt thô. 

Vải canvas có ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thời trang, may mặc và trang trí như: balo, túi xách, giày, găng tay bảo hộ lao động.

11. Vải Viscose

Viscose (hay còn gọi là rayon) là loại vải tổng hợp được sản xuất từ chất xơ của si cellulose tái sinh từ gỗ của các loại cây như tre, mía, bạch đàn… Cấu trúc của sợi vải viscose tương tự như vải cotton, thường được sử dụng trong may mặc các sản phẩm dành cho mùa hè như váy, áo.

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội sợi nhân tạo châu Âu (CIRFS), sản lượng vải Viscose toàn cầu đạt 6,4 triệu tấn vào năm 2020, chiếm khoảng 8% tổng sản lượng xơ nhân tạo.

Viscose (Hay Còn Gọi Là Rayon) Là Loại Vải Tổng Hợp Được Sản Xuất Từ Chất Xơ Của Si Cellulose
Viscose (hay còn gọi là rayon) là loại vải tổng hợp được sản xuất từ chất xơ của si cellulose

Vải Viscose khá nhẹ, mềm mại, thấm hút mồ hôi vượt trội vì thế thường được dùng may đồ mặc nhà, đồ tập yoga, váy áo mùa hè, áo sơ mi, áo khoác nhẹ,… Đặc biệt, chất liệu sở hữu vẻ bề ngoài thanh lịch nhờ ít nhăn, độ bóng và rũ nhẹ nhàng. 

Tuy nhiên, Viscose không bền bằng các chất liệu tự nhiên khác. Quá trình giặt ủi, vải dễ bị nhăn và co rút nếu không được thực hiện cẩn thận. 

12. Vải Spandex

Vải Spandex (Lycra hay Elastane) là loại vải tổng hợp được tạo ra từ polyurethane. Spandex nổi tiếng với khả năng co giãn cực kỳ tốt, có thể kéo dài đến 500% so với kích thước ban đầu mà không bị rách hay biến dạng.

Spandex thường được pha trộn với các loại vải khác như cotton, polyester, nylon để tạo ra những chất liệu co giãn tốt, mềm mại và thoải mái khi mặc.

Vải Spandex (Lycra Hay Elastane) Là Loại Vải Tổng Hợp Được Tạo Ra Từ Polyurethane
Vải Spandex (Lycra hay Elastane) là loại vải tổng hợp được tạo ra từ polyurethane

Các ưu điểm khác: 

  • Chịu mài mòn và hóa chất tốt.
  • Bền màu và chống tia UV hiệu quả.
  • Thoáng khí và thấm hút mồ hôi nhanh chóng nhờ cấu trúc xốp đặc biệt.
  • Có khả năng kiểm soát mùi và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Tuy nhiên chất liệu này có giá thành rất đắt nên các nhà sản xuất thường phải pha trộn thêm các loại sợi khác để giảm chi phí. Một số người có thể bị dị ứng, kích ứng da khi tiếp xúc với sợi spandex.

Spandex được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp may mặc để sản xuất các loại trang phục như đồ bơi, đồ lót, đồ tập thể dục, quần legging, áo thun ôm sát cơ thể,…

13. Vải Modal

Vải modal là chất liệu vải sinh học có nguồn gốc cellulose được tái chế từ cây sồi.  Quá trình sản xuất vải Modal trải qua nhiều bước xử lý hóa học phức tạp để biến đổi bột gỗ thành dung dịch sệt, sau đó kéo thành sợi và dệt thành vải.

Vải Modal Là Chất Liệu Vải Sinh Học Có Nguồn Gốc Cellulose Được Tái Chế Từ Cây Sồi
Vải modal là chất liệu vải sinh học có nguồn gốc cellulose được tái chế từ cây sồi

Ưu điểm:

  • Mềm mại, mịn màng, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt, mang lại cảm giác thoải mái khi mặc.
  • Có khả năng nhuộm màu tốt và giữ màu lâu hơn so với cotton.
  • Độ bền, đàn hồi tốt, ít bị nhăn và co rút sau khi giặt.
  • Thân thiện với môi trường vì được làm từ nguyên liệu tự nhiên và quy trình sản xuất ít gây ô nhiễm.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao hơn so với nhiều loại vải tự nhiên khác như cotton.
  • Khó nhuộm màu so với các chất liệu vải khác.

Các sản phẩm phổ biến làm từ vải modal như áo thun, áo sơ mi, váy, đầm, quần short, đồ ngủ, đồ tập yoga,…

14. Vải Tencel

Vải Tencel (Lyocell) là một loại vải sinh học được sản xuất từ bột gỗ cây bạch đàn (Eucalyptus) thông qua quy trình sản xuất hiện đại và thân thiện với môi trường.

Vải Tencel có cấu tạo tương tự như vải cotton và thường được sử dụng trong may mặc các sản phẩm dành cho mùa hè như váy, áo.

Vải Tencel (Lyocell) Là Một Loại Vải Sinh Học Được Sản Xuất Từ Bột Gỗ Cây Bạch Đàn
Vải Tencel (Lyocell) là một loại vải sinh học được sản xuất từ bột gỗ cây bạch đàn

Ưu điểm:

  • Sở hữu bề mặt vải mềm mại, mịn màng, thấm hút mồ hôi tốt và thoát nhiệt tốt hơn 50% so với cotton. Nhờ đó giúp người mặc cảm thấy mát mẻ và khô ráo trong mọi điều kiện thời tiết.
  • Kháng khuẩn tự nhiên, giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, mang lại cảm giác an toàn và vệ sinh cho người sử dụng.
  • Độ bền cao, chống mài mòn và rách xé tốt, giúp giữ form lâu dài cho trang phục.
  • Được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên nên có thể phân hủy sinh học, góp phần bảo vệ môi trường.

Chất liệu vải này vẫn còn nhiều hạn chế như dễ bị nhăn sau khi giặt ủi, khó nhuộm màu và giá thành cao. 

15. Vải Polyester (PE)

Vải Polyester (PE) là loại vải tổng hợp được tạo ra từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên. Polyester có 4 dạng sợi cơ bản: Sợi xơ, sợi thô, sợi fiberfill, sợi filament. 

PE có độ bền cao, chống nhăn tốt, nhanh khô, dễ nhuộm màu và giá thành rẻ. 

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Dệt May Hoa Kỳ (AATCC), quần áo làm từ Polyester giữ được form dáng tốt hơn 40% so với quần áo cotton sau 50 lần giặt.

Vải Polyester (Pe) Là Loại Vải Tổng Hợp Được Tạo Ra Từ Các Nguyên Liệu Có Nguồn Gốc Từ Than Đá
Vải Polyester (PE) là loại vải tổng hợp được tạo ra từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ than đá

Tuy nhiên chất liệu cũng có một số nhược điểm như khả năng thấm hút kém, dễ gây bí bách và kích ứng da. 

Vải polyester được ứng dụng rộng rãi trong may mặc, đồ thể thao, đồ bơi và các sản phẩm nội thất.

16. Vải Đũi

Vải đũi là chất liệu được dệt từ sợi đũi (thành phần dư thừa của quá trình ươm tơ tằm). Vải có bề mặt hơi gồ ghề, không bóng mượt như các loại vải khác do đó mang đến cho người mặc cảm giác tự nhiên và mộc mạc. 

Vải Đũi Là Chất Liệu Được Dệt Từ Sợi Đũi
Vải đũi là chất liệu được dệt từ sợi đũi

Ưu điểm:

  • Bề mặt vải mềm mại, mỏng nhẹ và thoáng mát, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu khi mặc.
  • Thấm hút mồ hôi tốt, nhanh khô, dễ dàng vệ sinh và sử dụng.
  • Độ bền cao, ít bị co giãn hay xù lông sau nhiều lần giặt.

Nhược điểm: Dễ bị nhăn và không giữ nếp tốt như các loại vải khác.

Vải đũi được ứng dụng chủ yếu trong may trang phục mùa hè như đồ ngủ, váy đầm, áo sơ mi… 

17. Vải Bamboo

Vải bamboo (vải tre) là loại vải được sản xuất từ bột cellulose chiết xuất từ cây tre, đặc biệt là giống tre Bambusoideae.

Vải Bamboo (Vải Tre) Là Loại Vải Được Sản Xuất Từ Bột Cellulose Chiết Xuất Từ Cây Tre
Vải bamboo (vải tre) là loại vải được sản xuất từ bột cellulose chiết xuất từ cây tre

Ưu điểm:

  • Mềm mại và thoải mái tương tự như lụa, mang lại trải nghiệm mặc sang trọng.
  • Thoáng khí và thấm hút mồ hôi, hấp thụ mồ hôi tốt hơn cotton và polyester.
  • Kháng khuẩn tự nhiên, kháng mùi và bảo vệ sức khỏe người mặc.
  • Không gây dị ứng và không gây kích ứng cho da nhạy cảm.
  • Phân hủy sinh học và thân thiện với môi trường so với các loại vải tổng hợp.
  • Chống tia UV, che chắn khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

Theo Hiệp hội Ung thư Da Hoa Kỳ, vải sợi tre có hệ số chống tia UV UPF 50+, ngăn chặn 98% tia UVA và UVB, bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng.

Nhược điểm: 

  • Dễ bị nhăn và có thể cần nhiều thao tác ủi/là hơi để giữ cho bề mặt trơn mượt.
  • Đòi hỏi sự chăm sóc tinh tế khi giặt để duy trì sự toàn vẹn của vải theo thời gian.

Vải Bamboo được sử dụng rộng rãi trong may mặc để sản xuất nhiều loại trang phục khác nhau, bao gồm: Áo thun, váy đầm, đồ lót, quần áo thể thao… 

18. Vải Chiffon

Vải chiffon là chất liệu vải lụa được dệt bằng sợi dọc crepe xoắn và sợi ngang.  Chất liệu chiffon mỏng, mềm mại, trong suốt với vẻ đẹp thướt tha, điệu đà và thanh lịch. Với cấu trúc dệt thưa, vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và thoát nhiệt nhanh, giúp người mặc luôn khô ráo và thoáng mát. 

Vải Chiffon Là Chất Liệu Vải Lụa Được Dệt Bằng Sợi Dọc Crepe Xoắn Và Sợi Ngang. 
Vải chiffon là chất liệu vải lụa được dệt bằng sợi dọc crepe xoắn và sợi ngang.

Tuy nhiên loại vải này tương đối mỏng, dễ rách, dễ nhăn và có thể bị lộ da khi mặc. 

Về ứng dụng, chiffon thường dùng để may trang phục dự tiệc, dạ sang trọng, áo sơ mi, chân váy, vải lót váy… 

19. Taffeta

Vải taffeta (tafta) là loại vải được dệt từ sợi tơ tằm hoặc sợi tổng hợp như polyester hay rayon. Chất liệu này gây ấn tượng với vẻ ngoài láng mịn, bóng đẹp, sang trọng. Khả năng giữ form, chống nhăn của vải tương đối tốt nên thường dùng làm trang phục dạ tiệc, dạ hội, váy cưới… 

Vải Taffeta (Tafta) Là Loại Vải Được Dệt Từ Sợi Tơ Tằm Hoặc Sợi Tổng Hợp Như Polyester Hay Rayon
Vải taffeta (tafta) là loại vải được dệt từ sợi tơ tằm hoặc sợi tổng hợp như polyester hay rayon

Ưu điểm khác: 

  • Độ bền cao, ít bị co giãn hay xù lông sau nhiều lần giặt.
  • Có khả năng chống thấm nước tốt, giúp người mặc luôn khô ráo trong điều kiện ẩm ướt.
  • Vải cứng và đứng dáng do cấu trúc dệt chặt chẽ.

Tuy nhiên tafta có giá thành tương đối cao, gây cảm giác cứng và nóng khi mặc vào thời tiết oi bức nên cần cân nhắc nếu sử dụng.

20. Vải Da

Vải giả da là một loại chất liệu tổng hợp được tạo ra nhằm mô phỏng lại đặc tính và vẻ ngoài của da thật.

Vải Giả Da Là Một Loại Chất Liệu Tổng Hợp
Vải giả da là một loại chất liệu tổng hợp

Ưu điểm:

  • Độ bền cao, chịu được ma sát và va đập tốt.
  • Có khả năng chống thấm nước tốt, giúp người sử dụng luôn khô ráo trong điều kiện ẩm ướt.
  • Giữ ấm tốt, thích hợp làm trang phục mùa đông.
  • Mang lại vẻ đẹp sang trọng, cá tính cho người sử dụng.

Nhược điểm: 

  • Bí bách, dễ gây dị ứng và kém thân thiện với môi trường.
  • Không bền bằng da thật.

Vải da được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thời trang để sản xuất: Áo khoác, áo jacket, áo vest, quần, chân váy, đầm… 

21. Vải Ren

Vải ren là chất liệu vải có cấu trúc dạng lưới với các hoa văn, họa tiết tinh tế được tạo ra bằng cách đan, móc hoặc thêu. Vải ren thường mỏng, nhẹ và có tính trang trí cao.

Vải Ren Là Chất Liệu Vải Có Cấu Trúc Dạng Lưới Với Các Hoa Văn
Vải ren là chất liệu vải có cấu trúc dạng lưới với các hoa văn

Ưu điểm:

  • Mang đến vẻ đẹp sang trọng, quý phái, đặc biệt là với phái nữ.
  • Có nhiều mẫu mã, màu sắc phong phú với hoa văn tinh tế.
  • Dễ dàng kết hợp với nhiều chất liệu khác để tạo hiệu ứng thời trang ấn tượng.
  • Cấu trúc dạng lưới của vải ren giúp tạo sự thông thoáng, mát mẻ khi mặc.

Nhược điểm:

  • Dễ bị rách, hỏng nếu va chạm mạnh do cấu trúc mong manh.
  • Cần cẩn thận khi giặt ủi, bảo quản để tránh làm hỏng hoa văn.
  • Nên may lớp lót bên trong vì chất liệu vải ren khá mỏng và trong suốt.

Trong may mặc, vải ren được dùng may váy, đầm dạ hội, váy cưới, nội y, đồ ngủ cao cấp hoặc các chi tiết trang trí trên váy, áo, chân váy, khăn choàng… 

22. Vải Microfiber

Vải Microfiber là loại vải tổng hợp được làm từ các sợi cực nhỏ, có đường kính chỉ bằng 1/5 đến 1/100 sợi tóc. Sợi Microfiber được dệt từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như polyester, polyamide, polypropylene,…

Vải Microfiber Là Loại Vải Tổng Hợp Được Làm Từ Các Sợi Cực Nhỏ
Vải Microfiber là loại vải tổng hợp được làm từ các sợi cực nhỏ

Chất liệu này được ưa chuộng nhờ vào các đặc điểm sau:

  • Thoáng mát, mềm mại, thích hợp cho mọi thời tiết, đặc biệt là mùa hè.
  • Kháng khuẩn, chống nấm mốc, giúp bảo vệ sức khỏe người sử dụng.
  • Độ bền cao. Theo một nghiên cứu của Viện Dệt May Hoa Kỳ, tuổi thọ trung bình của sản phẩm làm từ vải Microfiber có thể lên tới 5-7 năm, gấp 3-4 lần so với sản phẩm cotton.
  • Có khả năng chống tia UV, kháng khuẩn tự nhiên, bảo vệ da khỏi tác động từ môi trường bên ngoài.
  • Thân thiện với môi trường. 

Tuy nhiên Microfiber có giá thành khá cao so với các loại vải thông thường, dễ dàng tạo ra tĩnh điện, đặc biệt là trong môi trường khô hanh.

Microfiber được sử dụng rộng rãi trong quần áo thể thao và đồ tập, đặc biệt cho vận động viên như áo jersey đạp xe, đồ chạy bộ, đồ bơi và quần bơi, đồ lặn, khăn và áo choàng tắm.

23. Vải CVC

Vải CVC (Chief Value Cotton) là loại vải sợi pha giữa cotton và polyester. Thành phần chính của vải CVC thường là 55-65% cotton và 35-45% polyester. Sự kết hợp này tạo ra một loại vải có nhiều ưu điểm vượt trội so với vải cotton 100% và vải polyester 100%.

Vải Cvc (Chief Value Cotton) Là Loại Vải Sợi Pha Giữa Cotton Và Polyester
Vải CVC (Chief Value Cotton) là loại vải sợi pha giữa cotton và polyester

Ưu điểm:

  • Mềm mịn, mang lại cảm giác thoải mái, mát mẻ khi mặc.
  • Có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt, giúp người mặc luôn cảm thấy khô ráo.
  • Bền, ít nhăn và dễ giặt ủi hơn so với vải cotton 100%.
  • Rẻ hơn vải cotton 100% nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt.

Nhược điểm: Có thể gây kích ứng da cho những người nhạy cảm.

Vải CVC được dùng để may áo thun, áo sơ mi, quần, đầm váy, đồ lót… 

24. Vải Jacquard

Vải Jacquard là loại vải được dệt trên máy dệt thoi Jacquard, tạo ra những hoa văn, họa tiết độc đáo, tinh tế và sống động ngay trên bề mặt vải.

Vải Jacquard Là Loại Vải Được Dệt Trên Máy Dệt Thoi Jacquard
Vải Jacquard là loại vải được dệt trên máy dệt thoi Jacquard

Ưu điểm:

  • Sở hữu vẻ ngoài sang trọng và thanh lịch nhờ họa tiết dệt phức tạp và sử dụng sợi chất lượng cao.
  • Kiểu dệt cho phép vải thoáng khí và thấm hút mồ hôi mang lại cảm giác thoải mái.
  • Giữ form dáng tốt, ít nhăn sau khi giặt, tiết kiệm thời gian ủi.
  • Rất bền, chống biến dạng và phai màu ngay cả sau thời gian sử dụng lâu dài.

Do được sản xuất trên máy dệt Jacquard hiện đại và sử dụng nhiều loại sợi cao cấp, vải Jacquard thường có giá thành cao hơn so với các loại vải thông thường khác.

Vải Jacquard được sử dụng rộng rãi trong thời trang, đặc biệt là quần áo cao cấp như áo khoác, váy, áo vest và áo sơ mi.

25. Vải Cashmere

Vải Cashmere là loại vải được làm từ lông dê Cashmere, một giống dê sinh sống ở vùng núi cao Himalaya và Mông Cổ, nơi có khí hậu khắc nghiệt với nhiệt độ dao động từ -40°C đến 40°C.

Vải Cashmere Là Loại Vải Được Làm Từ Lông Dê Cashmere
Vải Cashmere là loại vải được làm từ lông dê Cashmere

Đặc điểm nổi bật của vải Cashmere:

  • Sợi Cashmere có đường kính chỉ bằng 1/5 đến 1/10 so với sợi tóc người, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái khi mặc.
  • Có khả năng giữ ấm gấp 8 lần so với len thông thường.
  • Trọng lượng rất nhẹ, chỉ bằng 1/3 so với len thông thường.
  • Độ bền cao, ít bị co giãn hay xù lông sau nhiều lần giặt.

Tuy nhiên chất liệu vải này có giá thành cao, cần được bảo quản cẩn thận để tránh tình trạng sờn rách. 

Vải Cashmere từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự sang trọng, đẳng cấp và quý phái. Chất liệu được ứng dụng trong việc sản xuất các trang phục mùa đông cao cấp như áo len, áo khoác, áo cardigan, khăn quàng cổ… 

26. Vải Flannel 

Flannel là một loại vải dệt thường được làm từ sợi len, cotton hoặc sợi tổng hợp. Vải có bề mặt mềm mại, mịn màng như nhung, mang lại cảm giác dễ chịu và ấm áp khi mặc. Flannel có nguồn gốc từ vải len nên sở hữu nhiều ưu điểm tương tự như dòng vải len.

Flannel Là Một Loại Vải Dệt Thường Được Làm Từ Sợi Len
Flannel là một loại vải dệt thường được làm từ sợi len

Đặc điểm nổi bật của vải Flannel:

  • Cảm giác êm ái khi sờ vào, mang lại sự thoải mái khi mặc.
  • Cấu trúc dệt thoi và độ bông xù giúp giữ nhiệt tốt, thích hợp cho mùa lạnh.
  • Khả năng thấm hút mồ hôi và thoát hơi ẩm tốt, giúp người mặc luôn khô ráo và dễ chịu.
  • Họa tiết đa dạng, từ kẻ caro truyền thống đến các họa tiết hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu và sở thích.

Vải Flannel có thể bị hao mòn, bạc màu trong quá trình sử dụng và giặt sấy. Chất liệu này được ứng dụng phổ biến trong may áo sơ mi, quần và chăn ga gối. 

27. Vải Suede

Vải suede (vải da lộn) được làm từ mặt trái của da động vật, thường là da cừu, dê hoặc nai. Bề mặt vải Suede mềm mại, mịn màng với độ bám dính cao. Suede được coi là chất liệu cao cấp, sang trọng và thường được sử dụng để may các sản phẩm thời trang, phụ kiện đắt tiền.

Suede mang đến vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp và tinh tế cho người mặc, tạo nên sự khác biệt và thu hút mọi ánh nhìn. Cảm giác mềm mại, mịn màng như nhung của Suede mang lại sự thoải mái tối đa cho người sử dụng, đặc biệt là trong những ngày se lạnh.

Vải Suede (Vải Da Lộn) Được Làm Từ Mặt Trái Của Da Động Vật
Vải suede (vải da lộn) được làm từ mặt trái của da động vật

Ưu điểm khác:

  • Có khả năng giữ ấm, thấm hút mồ hôi hiệu quả.
  • Tuổi thọ cao. 

Suede có khả năng bám bẩn cao, đặc biệt là bụi bẩn và nước. Do đó, cần bảo quản cẩn thận và vệ sinh thường xuyên.

Những Câu Hỏi Liên Quan Đến Các Loại Vải May Mặc Phổ Biến

1. Loại vải nào phù hợp may đồng phục spa, thẩm mỹ viện?

5 loại vải may đồng phục spa, thẩm mỹ viện thích hợp gồm vải spandex, vải cotton, vải đũi, vải umi và vải tuyết mưa.

2. Loại vải nào thích hợp may quần tây âu đồng phục công sở?

5 Loại vải may quần tây âu đồng phục công sở đẹp gồm: Vải cotton lạnh, vải cotton 65/35, vải kaki, vải kate, vải thun PE. 

3. Loại vải nào may đồng phục học sinh đẹp, thoải mái?

Loại vải may đồng phục học sinh được ưa chuộng gồm: Kate, kaki, cashmere, terin, bố, tuyết mưa… 

4. Loại vải nào may quần áo thể thao thoải mái?

Các loại vải may quần áo thể thao thoải mái gồm: Cotton, PE, dri-fit, spandex, gore – tex, bamboo, tencel… 

5. Làm thế nào để chọn vải may đồng phục phù hợp?

Để chọn vải may đồng phục phù hợp, bạn cần: 

  • Xác định mục đích sử dụng đồng phục.
  • Xác định ngân sách.
  • Tham khảo ý kiến từ nhân viên tư vấn.
  • Tìm hiểu thông tin về các loại vải.
  • Thử nghiệm vải.

6. Nên lựa chọn loại vải nào may đồ lót?

7 loại vải may đồ lót phổ biến, an toàn gồm: Vải cotton, vải modal, vải tencel, vải bamboo, vải spandex, vải lụa, vải ren. 

7. Loại vải nào may váy đẹp, sang trọng?

6 loại vải may váy đẹp và sang trọng không thể bỏ qua gồm: Vải cotton, vải voan, vải lụa tơ tằm, vải chiffon, vải lanh và vải ren. 

8. Nên may áo sơ mi bằng chất liệu nào?

Các loại vải may áo sơ mi đẹp và chất lượng nên lựa chọn gồm: Vải thô, vải kate, vải slimfit, vải voan, vải lụa và vải kaki. 

9. Đơn vị nào may đồng phục, hàng thời trang chất lượng, giá tốt?

Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực may mặc, DONY tự hào trở thành địa chỉ may đồng phục, gia công hàng thời trang, đồ bảo hộ lao động uy tín, được đông đảo khách hàng tin chọn. Chúng tôi cung cấp đa dạng chủng loại, mẫu mã trang phục làm từ nhiều chất liệu vải, từ bình dân cho tới cao cấp, đáp ứng nhu cầu thị trường. 

Với quy trình sản xuất, giao hàng trọn gói, DONY mang đến những sản phẩm chất lượng với giá cả cạnh tranh nhất. Liên hệ để biết thêm thông tin chi tiết!

5/5 - (1 bình chọn)
May Quần Áo Thời Trang, Đồng Phục Giá Xưởng
Cam Kết Hoàn Tiền 100% Nếu Không Đúng Cam Kết Hợp Đồng

Phạm Quang Anh

Phạm Quang Anh (Henry Pham) là một người đam mê khởi nghiệp ngành may mặc tại Việt Nam, từ năm 2013 là CEO tại CÔNG TY TNHH MAY MẶC DONY - MST: 0315676786. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề sản xuất, anh nắm vững các quy trình gia công may mặc, từ thiết kế trang phục, cắt may quần áo, in ấn, thêu logo, đến hoàn thiện. Anh còn có kiến thức sâu sắc về chất liệu vải, xu hướng thời trang, và thị hiếu trải nghiệm của khách hàng (đặc biệt là về áo thun, áo khoác, sơ mi, quần tây và mũ nón). Công ty DONY hiện tại tập trung nguồn lực vào sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm đồng phục & bảo hộ lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp, tổ chức, và trường học. Các sản phẩm của DONY được đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã đẹp, và giá cả hợp lý.

Vui Lòng Xem Thêm:

Để lại một bình luận

Lợi Thế Cạnh Tranh Của Xưởng May Đồ Thời Trang DONY
Back to top button